Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh báo nạn lừa đảo các doanh nghiệp xuất khẩu vào châu Phi

Thời gian gần đây xảy ra một số doanh nghiệp trong nước đề nghị Bộ Công Thương xác minh các đối tác thương mại tại châu Phi trước khi ký kết hợp đồng. Qua thực thế tìm hiểu và xác minh, các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi khẳng định đây là các hình thức lừa đảo

Theo Bộ Công Thương, các hình thức lừa đảo của các đối tác ở châu Phi thường đưa ra đề nghị mua hàng hoặc ký hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong quá trình giao dịch, các đối tác châu Phi thường yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu trả trước một số khoản tiền như phí nhập khẩu, phí giao dịch hoặc phí đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu, phí trúng thầu…

Như trường hợp Công ty TNHH Thanh Niên Việt Nam tại Hà Nội nhận được đề nghị của một đối tác tại Togo về việc mua một số lượng bột mỳ trị giá khoảng 12 triệu USD. Đối tác tác tại Togo đã gửi thư điện tử mời doanh nghiệp sang Togo để ký hợp đồng mua bán và nộp phí 12.300 USD. Qua xác minh, Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc được Phòng Thương mại và Công nghiệp Togo thông báo là tại Togo không có tổ chức hoặc doanh nghiệp nào có tên và địa chỉ như đối tác Togo, đồng thời khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam chấm dứt giao dịch.

Hoặc trường hợp một số doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức có tên Niger Delta Development Commission (NDDC) tại Nigieria thông báo thắng thầu cung cấp sản phẩm quần áo, mũ, thực phẩm các loại, dược phẩm… trị giá lên hàng chục USD, họ mời các doanh nghiệp Việt Nam sang ký kết các giấy tờ liên quan, hoặc yêu cầu các doanh nghiệp phải trả một khoản lệ phí nào đó để hợp pháp hóa giấy tờ, lệ phí mua hồ sơ thầu. Hầu hết giao dịch đều thông qua thư điện tử.

Theo thông báo của Thương vụ Việt Nam tại Nigieria, Ủy ban phát triển vùng châu thổ sông Niger (NDDC) là một cơ quan ngang Bộ tại Nigieria, không có chức năng tổ chức đấu thầu và ký kết các hợp đồng thương mại. Hơn nữa, không thể có trường hợp phải mua hồ sơ thầu sau khi trúng thầu và ký hợp đồng giá trị lớn mà chưa gặp trực tiếp đối tác. Vì vậy có thể khẳng định, tất cả các hợp đồng thương mại và chứng từ liên quan tới đối tác đã gửi cho doanh nghiệp Việt Nam là giả mạo.

Đây chỉ là hai trong nhiều trường hợp lừa đảo điển hình mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải. Để tránh những rủi ro không đáng có khi giao dịch với đối tác tại châu Phi, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

Nhiều nước ở Tây Phi là nước nói tiếng Pháp và tất cả các văn bản chính thức được soạn thảo bằng tiếng Pháp ngay cả tại các tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế có trụ sở tại đây. Do vậy, nếu một văn bản hành chính (như giấy phép kinh doanh) viết bằng tiếng Anh thì cần nghi ngờ vì có thể là một hành vi lừa đảo.

Thủ đoạn lừa đảo thông qua Internet khá phổ biến tại các nước châu Phi, đối tượng lừa đảo có thể làm giả tất cả các loại giấy tờ của bất kể cơ quan nào nhằm tạo niềm tin cho doanh nghiệp nước ngoài.

Đối tượng lừa đảo thường lấy danh nghĩa là tổ chức, cơ quan của Chính phủ nhằm tạo uy tín và thường chào mời các đơn hàng với giá trị lớn.

Về thương thức thanh toán, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu nên sử dụng hình thức xác nhận tín dụng hoặc bảo đảm của ngân hàng để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán của người mua. Trên thực tế, thư tín dụng không chỉ bảo đảm việc thanh toán mà thời hạn cũng nhanh hơn phương thức giao bộ chứng từ (thường mất đến 15 ngày)…

Nếu nhận thấy hoặc nghi ngờ có những bất thường trong quá trình giao dịch, doanh nghiệp cần xác minh rõ đối tác và các yêu cầu của họ. Để xác minh đối tác, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác cung cấp địa chỉ đầy đủ bao gồm cả giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu và địa chỉ ngân hàng nơi doanh nghiệp châu Phi mở tài khoản và gửi cho Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc gửi về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á; địa chỉ tại 54 Hai Bà Trung, Hà Nội; Điện thoại: (04) 22205517; email:VCPTANA@moit.gov.vn) để xác minh trước khi tiến hành giao dịch.

Theo báo Công thương

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội và chủ động xuất khẩu vào thị trường EU
  • Bảy cấp của hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam
  • Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Tứ Xuyên
  • Hiệp hội Doanh nhân VN ở nước ngoài Cầu nối thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại VN - Hoa Kỳ
  • Doanh nghiệp Việt thận trọng làm ăn với Hy Lạp
  • Làm ăn với đối tác Mỹ: Cẩn thận tiền mất, tật mang
  • Làm hàng xuất khẩu và những cơ hội mới ở Campuchia
  • Cơ hội phát triển hàng Việt trên xứ Angkor
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo