Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chăm sóc con khi bị cảm, sốt

Cảm (cold)

Thường gặp ở trẻ em, hầu như trẻ đều bị cảm 1 vài lần trong năm, bệnh thì không nặng chỉ có biểu hiện ho, sổ mũi. Chảy nước mũi và hắt hơi, cảm gây nên là do nguyên nhân từ vi rút và không thể điều trị bằng kháng sinh được, cảm cũng dễ lây từ người này sang người khác theo những cách sau:

- Khi trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi mầm bệnh cảm lan ra không khí và lây cho trẻ khác.

- Khi trẻ bị cảm lấy tay quẹt vào mũi đang bị chảy, hoặc chùi miệng dính phải nước miếng vào tay rồi vô tình chạm phải trẻ khác hay người lớn sẽ lan truyền mầm bệnh cho trẻ lành.

Cha mẹ phải làm gì để tránh lây bệnh cảm? Rửa tay cho mình, cho trẻ sau khi dùng khăn lau mũi, miệng trẻ bị cảm. Rửa tay trước  khi làm thức ăn và khi ăn.

Trẻ có thể đến nhà trẻ khi thấy chúng đủ khỏe và không có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào thêm nữa.

Cúm (flu)


Cũng gây bởi nguyên nhân vi rút nhưng bệnh này nặng hơn cảm và kéo dài từ 2 - 7 ngày hoặc hơn nữa. Cúm dễ lây khi bệnh nhân ho, sổ mũi.

Một vài dấu hiệu cúm là nhức đầu, sốt, đau mình, biếng ăn, sổ mũi, chảy mũi, đau họng. Kháng sinh không làm ngừng phát triển của bệnh, nhưng đôi khi có ích khi bị nhiễm trùng, bội nhiễm thêm vi trùng trên nền cúm.

Cha mẹ nên làm gì khi chăm sóc? Trẻ phải được nghỉ ngơi ở nhà, nếu có đau họng phải đến bác sĩ ngay. Cần thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng xấu đi sau 2 - 3 ngày. Dạy trẻ dùng khăn che miệng khi ho, hắt xì, sổ mũi, tránh dùng tay che miệng vì nguyên nhân lây lan cho người khác. Có thể thông báo cho bác sĩ về những vắc-xin đã chích cho trẻ.

Trẻ có thể đến nhà trẻ khi thấy chúng đủ khỏe và không có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào thêm nữa.

Sốt (fever)

Sốt phổ biến ở trẻ. Sốt là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, cha mẹ cũng không nên xem độ nặng của bệnh bằng nhiệt độ sốt cao hay vừa mà nên xem cách trẻ hoạt động và hành vi, thói quen là dấu hiệu quan trọng. Sốt nhưng trẻ vẫn chơi, vẫn bú, vẫn ăn được thì sốt cao vẫn tốt hơn trẻ sốt vừa bỏ ăn, bỏ bú.

Cha mẹ có thể lấy nhiệt độ ở miệng, tai, nách. Gọi là sốt khi nhiệt độ ở miệng và ở nách 38 độ C hay cao hơn. Nếu trẻ sốt cao nên đến bác sĩ không nên hạ nhiệt bằng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân.

Trẻ có thể đi học, đi nhà trẻ nếu thấy đủ khỏe và sốt lui trong 24 giờ mà không dùng thuốc hạ nhiệt hoặc là không có biểu hiện triệu chứng gì thêm nữa.

Bs CK1 NGUYỄN BÁ ĐỊNH

(Theo Báo Bình Dương)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Công dụng chữa bệnh của bưởi
  • Hãy ăn nhiều trái cây
  • Bệnh thiên đầu thống: Chủ quan, sẽ... mù vĩnh viễn
  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cây thuốc chữa
  • Cân bằng cuộc sống, cơ thể khỏe mạnh
  • Sử dụng nhiều thức ăn nhanh dễ dẫn đến đái tháo đường
  • Công dụng bất ngờ của trái dâu tây
  • Stress và cân nặng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng