Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trộn tân dược vào Đông Nam dược: Nguy hiểm!

Vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất thuốc nam đã vi phạm các quy định của Bộ Y tế và bất chấp tính mạng người bệnh.

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng quản lý về y tế đã liên tiếp đình chỉ lưu hành một số loại thuốc có nguồn gốc từ đông dược được sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho người sử dụng…

Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu thu hồi trên toàn quốc thuốc Giải biểu hoàn do Cơ sở thuốc gia truyền lương y Dương Ngô Hiếu (Bắc Giang) sản xuất, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về sản xuất, kinh doanh dược phẩm.

Điểm mặt thuốc không đảm bảo chất lượng
Sở dĩ Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế có yêu cầu đỉnh chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sản xuất thuốc GB Giải biểu hoàn của cơ sở thuốc gia truyền do lương y Dương Ngô Hiếu ở Bắc Giang sản xuất, căn cứ trên kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW tại Công văn số 115/KH-VKNTTƯ do ThS Bùi Thị Hòa – Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW ký cho biết mẫu thuốc GB Giải biểu hoàn có chứa 20,4 mg paracetamol trong một liều uống. Không những thế trên nhãn thuốc này đều không có số lô sản xuất, ngày sản xuất, số đăng ký và công thức của thành phẩm. Tuy nhiên, cũng trong công văn của Viện Kiểm nghiệm còn có 4 mẫu thuốc nữa là KQ3 Thận khí hoàn có chứa 3,0mg gliben-clamid trong 1 liều uống; thuốc CT Chỉ thống hoàn có chứa 1,47 mg palmatin trong 1 g chế phẩm; Tì vị hoàn và SH1 Sỏi hoàn tan không thể hiện phép thử định tính của một số hoạt chất được ghi trong các phiếu kiểm nghiệm.

Điều đáng nói là hành vi trộn lẫn tân dược vào đông, nam dược không phải là chuyện hiếm. Bởi cách đây không lâu vụ việc “đình đám” được cơ quan chức năng y tế phát hiện và Bộ Y tế đã có văn bản cấm lưu hành trên toàn quốc là loại thuốc “Dân tộc cứu nhân vật” hay “đông dược dân tộccó nguồn gốc xuất xứ từ Campuchia, trên nhãn không ghi cơ sở sản xuất. Mỗi gói thuốc này chứa 10 viên màu đen, đỏ và dạng bột đóng trong túi nilon có in hình hai củ nhân sâm với quảng cáo có tác dụng chữa bách bệnh… Qua giám định phát hiện trong thành phần của thuốc có tới 3 loại tân dược: cyproheptadine, dexammethasone và diazepam.

Bên cạnh những loại thuốc đông dược bị cấm lưu hành vì có chứa tân dược, cũng trong thời gian gần đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã liên tiếp đình chỉ lưu hành trên thị trường các thuốc có nguồn gốc từ đông dược như thuốc Yêu thống hoàn; thuốc hoàn cứng Tê thấp phong hoàn và viên nang Nang cảm cúm do không đạt tiêu chuẩn chất lượng; Hai loại thuốc hoàn cứng là Ty thông hoàn Kim nguyên tán sỏi hoàn do không đảm bảo chất lượng về độ nhiễm khuẩn…

“Cần lên án hành vi lừa đảo này”

Trao đổi với phóng viên báo SK&ĐS chiều ngày 5/3, PGS.TS. Phạm Vũ Khánh, Vụ trưởng Vụ Y dược học cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, những sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ đông dược ở những cơ sở của nhà nước, BV Y học cổ truyền TW, Quân đội, ở các cấp tỉnh và các cơ sở tư nhân… đã được cấp phép thường có chất lượng đảm bảo vì có hội đồng kiểm nghiệm thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế có một số lương y tay nghề non yếu hoặc giả danh lương y hành nghề trái phép, vì lợi nhuận mà vi phạm quy định, thậm chí làm điều cấm kỵ là trộn thêm tân dược vào đông nam dược để lừa người dân. Họ thường cho thêm vào những thuốc có tác dụng giảm đau, an thần, kích thích tiêu hóa, thậm chí cả… kháng sinh. Lấy ví dụ từ thuốc Giải biểu hoàn có paracetamol mà Cục Quản lý Dược vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, PGS. TS. Phạm Vũ Khánh cho hay: Một người đang say rượu, người có men gan cao, người bị dị ứng với hoạt chất này khi uống paracetamol sẽ nguy hiểm. Hoặc một bệnh nhân đang được thầy thuốc điều trị bệnh trên cơ sở kết hợp Đông – Tây y, mà trong thành phần thuốc tây được kê đơn đã có paracetamol, họ sẽ vô tình bị sử dụng paracetamol quá liều, rất có thể bị ngộ độc. Đối với những bệnh chống chỉ định với một thuốc nào đó, nhưng vì bản thân lương y không có trình độ chuyên môn tây y nên không biết, không lường trước được hậu quả. Họ vẫn cho người bệnh uống loại thuốc đáng lẽ mà người bệnh phải tránh. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Vì vậy, cách tốt nhất để tránh sử dụng phải những sản phẩm này là người bệnh nên đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được cấp phép, dùng những thuốc đã được Bộ Y tế, sở y tế địa phương cấp phép lưu hành. PGS. TS. Phạm Vũ Khánh cũng nhấn mạnh: cần có sự tham gia của người dân, đoàn thể, Hội Đông y các địa phương, dư luận để đẩy mạnh việc giám sát, phát hiện và xử lý, lên án những người vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe người dân./. Theo Sức khoẻ đời sống

(Theo Sức khoẻ đời sống/ VOV)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Kỳ I: Sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp
  • Lưu ý khi dùng thuốc lợi tiểu
  • Bị viêm chân răng
  • Bài thuốc xông chữa cảm cúm
  • Lợi ích của Nho đối với sức khoẻ
  • Phương pháp chữa trị mới chống trầm cảm
  • Khi bị rối loạn tiêu hóa
  • “Tốt” bụng- coi chừng “tứ chứng chết người”!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng