Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lào Cai: Điểm đến của các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư

Lào Cai là tỉnh biên giới nằm ở phía Bắc của Việt Nam có hơn 200 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, diện tích tự nhiên 6.383,89 km2, đơn vị hành chính 8 huyện, 1 thành phố với 164 xã phường, dân số gần 600 ngàn người, với 25 nhóm dân tộc trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09%. Do điều kiện địa hình chia cắt mạnh, ở xa các trung tâm kinh tế đô thị lớn, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh chưa phát triển song Lào Cai có một số tiềm năng, lợi thế có thể phát triển nhanh trong thời gian tới, đồng thời là điểm đến của các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư.
   

Khởi công xây dựng Cảng nội địa ICD Lào Cai

Tiềm năng phát triển của Lào Cai

Phát triển công nghiệp: Lào Cai là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, có trên 35 loại khoáng sản khác nhau với trên 150 điểm mỏ có giá trị công nghiệp, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý, có chất lượng cao, trữ lượng lớn hàng đầu Việt  Nam như: Apatít (2,2 tỷ tấn), sắt (150 triệu tấn), đồng (100 triệu tấn), vàng, fenspat, graphít,...  Đến nay, nhiều loại khoáng sản đang được khai thác phục vụ chế biến sâu tại Lào Cai: quặng apatít, nhà máy luyện đồng công suất 10 nghìn tấn đồng thỏi/năm; nhà máy gang thép công suất 1 triệu tấn/năm và 68 dự án thủy điện đã được khởi công xây dựng, với công suất hơn 700MW.

Phát triển nông, lâm nghiệp: Với địa hình đặc trưng là núi cao, chia cắt mạnh đã tạo cho Lào Cai một môi trường thiên nhiên rất đa dạng, nhiều hệ động, thực vật phong phú với những nguồn gien quý hiếm và các tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, cận ôn đới, ôn đới rất thích hợp cho sản xuất, phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, các loại rau, hoa, chè vùng cao, cây ăn quả ôn đới và phát triển du lịch. Dãy núi Hoàng Liên có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143 m, với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú, chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam, Vườn Quốc gia Hoàng Liên là di sản thiên nhiên ASEAN.

Phát triển du lịch: Do lợi thế về tự nhiên đã tạo cho Lào Cai có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh như: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, đặc biệt khu du lịch Sa Pa với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch leo núi, mạo hiểm. Với 25 dân tộc vẫn còn lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc rất đa dạng, phong phú và độc đáo, đã và đang được du khách rất quan tâm.

Lợi thế so sánh: Lào Cai có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là cửa ngõ nối: Việt Nam, các nước ASEAN với miền Tây rộng lớn của Trung Quốc; là trung tâm của Hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông MêKông (GMS). Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu đã và đang thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp đến  hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ du lịch tại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.

Trong các năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đều đạt hai con số. Năm 2008 tuy có những nhân tố bất lợi như: Giá cả thị trường không ổn định, lạm phát tăng cao, đầu năm rét đạm rét hại và chịu ảnh hưởng thiệt hại của cơn bão số 4 vào thời điểm tháng 8 năm 2008. Song với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp của Trung ương và với sự lỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn giữ vững được nhịp độ phát triển. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,8%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 33,6%, công nghiệp chiếm 30,2%, dịch vụ chiếm 36,2%; Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.430 tỷ đồng vượt 29% so với dự toán; Tổng vốn đầu tư cho phát triển đạt khoảng 4.500 tỷ đồng tăng 12,5% so với năm 2007; Lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 670 nghìn lượt người, doanh thu đạt 390 tỷ đồng; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 8/64 tỉnh, thành phố.

Bên cạnh những thành tích đạt được, Lào Cai vẫn còn nhiều khó khăn của một tỉnh vùng cao, biên giới, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, GDP bình quân đầu người còn thấp mới đạt 50% bình quân của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn khá lớn ( 23%). Với nhận thức doanh nghiệp và các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế là nhân tố quan trọng, là lực lượng lòng cốt trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh theo quan điểm “Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển”, tỉnh Lào Cai mong muốn nhận được nhiều sự hợp tác và ủng hộ của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tỉnh Lào Cai cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi và thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ và địa phương đã đề ra trong quá trình nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Lào Cai.

Lào Cai không ngừng cải thiện môi trường đầu tư

Với tinh thần đó không ngừng cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, giữ vững chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009 tỉnh Lào Cai đã đề ra 05 giải pháp là:

(1) Không ngừng hoàn thiện các nhóm chính sách về thu hút và quản lý đầu tư; Khuyến khích phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; Cải thiện và minh bạch hoá chính sách quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường; Triệt để sắp xếp, chuyển đổi hình thức cho các DNNN; Xã hội hoá phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao.

(2) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính gắn với việc khai thác tốt cổng giao tiếp điện tử để trở thành một kênh thông tin trao đổi giữa chính quyền với người dân về thủ tục hành chính và cung cấp thông tin, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai; thực hiện mô hình “một cửa” trong cơ quan hành chính các cấp và các sở ngành chức năng; tổ chức bộ máy theo hướng tinh giảm, có hiệu lực cao trong quản lý, điều hành, nâng cao năng lực và trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện, giữ vững và duy trì chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh.

(3) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu thương mại, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh như: Quốc lộ 70; Cải tạo tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội; Đường cao tốc; khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành .....

(4) Đẩy mạnh công tác xúc tiến Đầu tư - Thương mại và du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp của tỉnh mở rộng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh.

(5) Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án nhằm sớm bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án theo tiến độ được duyệt. Trước mắt dự kiến thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng chung cho các dự án tại sở Tài chính nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thành lập tổ hỗ trợ doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiếp nhận thông tin, kiến nghị của doanh nghiệp trên cơ sở đó báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu để thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng chuyên trách ở một số huyện và thành phố Lào Cai có nhiều dự án đầu tư.

Định hướng thu hút đầu tư của tỉnh

(1) Đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp chế biến, thương mại và du lịch nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho các dự án công nghiệp, thương mại và du lịch đã và đang triển khai trên địa bàn.

(2) Đầu tư xây dựng kho bãi, dịch vụ logistic, dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn tại Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành và thành phố Lào Cai; Khuyến khích đầu tư xây dựng các khu chợ và khu liên hợp thương mại với quy mô lớn.

(3) Đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản như: Luyện kim mầu, chế biến phân bón, hoá chất, xử lý rác thải công nghiệp tại cụm công nghiệp Tằng Loỏng.

(4) Đầu tư các dự án xây dựng các khu du lịch sinh thái, nhà hàng khách sạn tại các trung tâm thị trấn huyện lỵ và thành phố Lào Cai, đặc biệt khuyến khích đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp, siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Lào Cai và Sa Pa.

(5) Đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm sản, lắp ráp hàng điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa tại cụm công nghiệp Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải.

(6) Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến chè, mận ở hai huyện Sa Pa và Bắc Hà.

Tỉnh Lào Cai luôn trân trọng chào đón các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia tìm hiểu, đầu tư và kinh doanh tại Lào Cai. Sự thành đạt của các quý vị trên đất Lào Cai chính là sự phát triển của tỉnh Lào Cai./.
 

Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Lào Cai

 

Tỉnh Lào Cai có hai khu vực với mức độ ưu đãi đầu tư khác nhau là: Khu  Kinh tế cửa khẩu Lào Cai và các huyện (Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn); Các phường xã nằm ngoài Khu Kinh tế cửa khẩu thuộc thành phố Lào Cai (Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn).


1. Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai và các huyện

Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai: Gồm phường Lào Cai, Phố Mới, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân và xã Vạn Hoà, Đồng Tuyển thuộc thành phố Lào Cai; Thôn Na Mo, xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng; xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương.

Các huyện: Sa Pa, Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai.

Ưu đãi về đất đai:


- Thời gian thuê đất bằng thời gian hoạt động của dự án, tối đa không quá 50 năm;

- Đơn giá thuê đất thấp nhất trong biểu quy định của Chính phủ (bằng 0,25% đơn giá đất tại thời điểm công bố giá đất do UBND tỉnh ban hành), đơn giá đất ổn định trong 05 năm (từ 48.000 đồng đến 7.000.000 đồng/m2 tùy theo địa điểm;

- Miễn tiền thuê đất trong các trường hợp:

Miễn tiền thuê đất đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (19 lĩnh vực theo Phụ lục I kèm theo QĐ số 57/2008/QĐ-UBND ngày 05/11/2008 của UBND tỉnh Lào Cai);

Miễn tiền thuê đất 15 năm đối với các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (44 lĩnh vực theo Phụ lục II kèm theo QĐ số 57/2008/QĐ-UBND ngày 05/11/2008 của UBND tỉnh Lào Cai);

Miễn tiền thuê đất 11 năm đối với các dự án còn lại.

Ưu đãi về thuế:

- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp;

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;

Mức thuế suất là 10% trong 15 năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh;

Được chuyển lỗ trong thời hạn 5 năm.

- Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Thuế XK, thuế NK được miễn trong các trường hợp sau:

Hàng hóa tạm nhập tái xuất tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;

Máy móc thiết bị, dụng cụ để phục vụ công việc có thời hạn;

Hàng hóa gia công cho phía nước ngoài;

Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư tại Khu KTCK Lào Cai được miễn thuế nhập khẩu trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất;

Một số hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định.

- Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân làm việc tại Khu KTCK Lào Cai được giảm 50% thuế thu nhập đối với phần thu nhập phát sinh tại Khu KTCK.

Ưu đãi khác:

Ưu đãi về tài chính, tín dụng: được Ngân hàng phát triển Việt Nam xem xét cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, mức lãi suất ưu đãi do NH PT Việt Nam quy định cụ thể trong từng thời kỳ.

Các doanh nghiệp sử dụng 20 lao động trở lên có dự án đầu tư vào các khu kinh tế trọng điểm của Khu KTCK Lào Cai được hỗ trợ kinh phí đào tạo 2 triệu đồng/lao động trong 5 năm đầu tiên kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

2. Chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng với các phường xã nằm ngoài khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai thuộc Thành phố Lào Cai:

Phạm vi: Gồm các phường Bình Minh, Thống Nhất, Bắc Cường, Bắc Lệnh, Xuân Tăng, Pom Hán và các xã Sơn Mãn, Đồng Tuyển thuộc TP. Lào Cai.

Ưu đãi về đất đai:

- Thời gian thuê đất bằng với thời gian của đời dự án, tối đa không quá 50 năm;

- Đơn giá thuê đất bằng 0,5% đơn giá đất, giá đất ổn định trong 05 năm ( giá đất ở thời điểm hiện tại từ 48.000 đến 7.000.000 đồng/năm tùy theo địa điểm);

- Miễn tiền thuê đất 11 (mười một) năm đối với các dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (44 lĩnh vực theo Phụ lục II kèm theo QĐ số 57/2008/QĐ-UBND ngày 05/11/2008 của UBND tỉnh Lào Cai);

- Miễn tiền thuê đất 07 (bảy) năm đối với các dự án đầu tư còn lại.

Ưu đãi về thuế:

- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh.

Được miễn 2 năm và giảm 50% thuế phải nộp cho 6 năm tiếp theo;

Được miễn 3 năm và giảm 50% cho 7 năm tiếp theo đối với những lĩnh vực khuyến khích đầu tư.

- Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Miễn thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây truyền công nghệ, linh kiện, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư được UBND tỉnh Lào Cai cấp Giấy CNĐT.
    

 

(Doãn Văn Hưởng - Tạp chí kinh tế và dự báo)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Xây dựng thành phố Lào Cai xứng đáng là thành phố xanh, sạch đẹp của các tỉnh miền núi phía Bắc
  • Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến nông nghiệp Việt Nam và các giải pháp khắc phục
  • Hai năm Việt Nam gia nhập WTO: Những tác động và định hướng trong thời gian tới
  • Yên Bái: Điểm đến của các nhà đầu tư
  • Định hướng và những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái năm 2009 và những năm tiếp theo
  • Một số vấn đề về phát triển công nghiệp trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
  • Đánh giá về những tiến bộ của Khu vực Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công cuộc phát triển
  • Thành phố Vinh: Phấn đấu giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa của Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi