Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những cánh én bạc lừng danh đất Cà Mau - Kỳ 15: Vào trận chiến sinh - tử

Ngày 18/4/1972, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Phúc Trạch, Bộ Tư lệnh Binh chủng cho 2 máy bay MIG-17 và 2 phi công Lê Xuân Dị cùng Nguyễn Văn Bảy từ Sân bay Kép hạ cánh xuống sân bay Gát. Do máy bay MIG có tầm bay gần nên quá trình chuyển sân phải tiến hành theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cất cánh ở Kép và hạ cánh ở Sân bay Gia Lâm.

Giai đoạn 2: Cất cánh ở Sân bay Gia Lâm, hạ cánh ở Sân bay Vinh.

Giai đoạn 3: Cất cánh ở Sân bay Vinh, hạ cánh ở Sân bay Gát. 

 
  Tái hiện lại cảnh MIG 17 ném bom vào Hạm đội 7. Ảnh chụp lại

"Để giữ được bí mật, bất ngờ, ta chủ trương bay từng chiếc một, bay theo địa tiêu ở độ cao thấp, không liên lạc vô tuyến trong khi bay. 17 giờ 30 phút ngày 18/4, chiếc máy bay cuối cùng đã hạ cánh an toàn ở Sân bay Gát và được chuyển vào vị trí ngụy trang kín đáo. Đến hết ngày 18/4, tất cả công việc cho chiến đấu đã sẵn sàng. Đồng chí Nguyễn Phúc Trạch báo cáo Sở chỉ huy Binh chủng đề nghị ngày 19/4 ta tiến hành trận đánh. Đề nghị đó được trên chấp thuận.

Sáng ngày 19/4, sau khi tiếp thu máy bay xong, hai phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy cùng sĩ quan dẫn đường tiến hành hiệp đồng phương án chiến đấu. Sở chỉ huy tiền phương lệnh cho mở trạm ra-đa 403 để theo dõi địch. 9 giờ 30 phút, ta phát hiện 3 tốp tàu địch ở phía đông bờ biển, cách bờ từ 40 đến 120 km nhưng thời tiết xấu, tầm nhìn kém, ta không tổ chức cất cánh" (Theo Báo An Ninh Thế Giới ngày 27/3/2003 của tác giả Trần Xuân Mão trong chuyên mục "Lật lại những hồ sơ mật").

Đại tá Lê Xuân Dị kể lại những giờ phút lịch sử ấy: "16 giờ ngày 19 tháng 4 năm 1972, các tàu chiến Hạm đội 7 của Mỹ bắt đầu những loạt pháo đầu tiên vào thị xã Đồng Hới. 16 giờ 5 phút biên đội bay của tôi và Bảy được lệnh xuất kích, mang 2 trái bom rất nặng ở dưới cánh.

Bằng kỹ thuật điều khiển chính xác, 2 con én bạc đã nhẹ nhàng bốc lên trời, trước hàng chục cặp mắt hồi hộp theo dõi. Sân bay nổi mù mịt. Hai chiếc MIG hướng về đồi 280.

Biên đội đã đến cửa sông Gianh. Mặt biển buổi chiều vương một lớp sương mù nhẹ làm cản trở tầm nhìn từ trên cao xuống. Chúng tôi căng mắt quan sát. Bỗng một ánh chớp lóe lên trước mũi máy bay. Tôi báo cáo:

- Nhật Lệ, Hải Âu 1 phát hiện cá sấu, xin phép công kích.

- Cho phép công kích - Sở chỉ huy trả lời biên đội.

Một vệt lửa vút qua sát máy bay Bảy. Bọn Mỹ đã phát hiện MIG. Các tàu chiến Mỹ đều nhìn thấy MIG. Chúng phóng tên lửa báo động. Cả Hạm đội 7 báo động.

Phi công tiêm kích trên hạm đội được lệnh cất cánh khẩn cấp. Bọn giặc nhốn nháo, hối thúc nhau. Các khu trục hạm kêu cứu về hàng không mẫu hạm.

- Hải Âu 2, độ cao 20 mét, tốc độ 750km/giờ - Tôi nhắc Bảy.

Từ độ cao 100 m, chúng tôi xuống thấp hơn nữa. Với độ cao này, địch rất khó điều khiển tên lửa để tấn công ta, còn ta thì thia lia bom rất tốt. Tôi ra lịnh:

- Hải Âu 2, chuẩn bị công kích, độ cao 20 m, tốc độ 750 km/giờ.

Hai tên lửa của địch lại vọt qua đầu tôi và Bảy. Tiếp theo là 2 tên lửa nữa và một tên lửa có vệt lửa rất dài phía sau bay thẳng lên máy bay của Bảy. Bảy cơ động ngang, chiếc tên lửa vọt ngang cánh máy bay.

- Nhật Lệ, Hải Âu 1 công kích - tôi báo cáo về Sở chỉ huy.

Đến lúc này tôi và Bảy đều nhìn rõ tàu chiến địch. Nó chạy dọc song song với bờ biển.

- Cắt bom - tôi ra lịnh.

Đồng thời tôi kéo cò cắt bom, 2 trái bom như 2 quả ngư lôi với tốc độ rất lớn lao thẳng vào tàu địch. Một quả trúng khoang trước chiếc kỳ hạm, một cột khói dựng lên trước mũi chiếc tàu này.

Khi Bảy phát hiện mục tiêu thì quá gần, không kịp điều chỉnh cho máy bay vuông góc với tàu. Bảy bay vọt qua tàu địch rồi vòng trở lại.

- Hải Âu 2, cắt bom - tôi tiếp tục ra lệnh.

Bảy đang bay ở giữa 4 chiếc kỳ hạm, 3 chiếc đang bắn tới tấp vào anh bằng đủ loại: tên lửa, pháo cao xạ và cả pháo bắn thẳng.

Đây là lưới lửa phòng không hiện đại. Có lẽ Bảy là người đầu tiên trên thế giới "vượt qua một lưới lửa của Mỹ" dày đặc và được điều khiển bằng những ra đa có máy tính diện tử hết sức tinh vi mà bọn Mỹ vẫn tự khoe: "Không một con ruồi nào lọt qua được lưới lửa này".

Thế nhưng, Bảy đã cơ động và tránh được tất cả./.

(Theo Đoàn Phương Nam // Baocamau)

Bài thuộc chuyên đề: Những cánh én bạc lừng danh đất Cà Mau

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Bước đi ban đầu đầy ấn tượng
  • Bài 2: Cô sinh viên ôm mìn đi giữa phố
  • Bài 3: Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”
  • Bài 3: Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” (tiếp theo)
  • Bài 4: Đại hội sinh viên thế giới lần I
  • Bài 4: Đại hội sinh viên thế giới lần I (tiếp theo)
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ (tiếp theo)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi