Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát huy lợi thế so sánh tạo đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Các doanh nghiệp, tổ chức, địa phương hay rộng hơn là các quốc gia phải cạnh tranh để phát triển. Mỗi một tổ chức như vậy có những ưu điểm, lợi thế hơn so với những tổ chức khác. Tuy nhiên không phải nhất thiết có những điều kiện vượt trội mới phát triển hơn, điều căn bản là phải biết phát huy những lợi thế đó. Bài viết nghiên cứu trên quan điểm động về lợi thế so sánh đối với việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc so với địa phương khác có các điều kiện tương tự. Sự phát triển luôn luôn biến động nên các so sánh và đánh giá này đặt trong hoàn cảnh phát triển liên tục của địa phương.
   
Lợi thế so sánh: quan điểm và cách nhìn nhận mới


Vị trí địa kinh tế: Vĩnh Phúc cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50 km, là nơi gần sân bay quốc tế Nội Bài và là đầu mối giao thông lớn của cả nước. Điều này tạo cho Vĩnh phúc có lợi thế lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, có ưu thế tiếp nhận đầu tư từ Hà Nội và giao thương với các vùng trong cả nước từ đó có thể tiếp thu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản trị tiên tiến… Vĩnh Phúc nằm trên tuyến hành lang kinh tế hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng do đó có khả năng tham gia mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế (nhất là thương mại, du lịch, đầu tư) của tuyến hành lang này. Các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh... tuy cũng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư lại không phát triển nhanh và mạnh bằng Vĩnh Phúc. Gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, điều này đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp, du lịch của Vĩnh Phúc. Đối với các lĩnh vực công nghiệp như hàng may mặc mang tính thời trang, hàng xuất khẩu… thì việc xuất khẩu theo đường hàng không sẽ vô cùng thuận lợi, nếu từ các địa phương ở xa như Hưng Yên (có thế mạnh về xuất khẩu hàng may mặc) hay Bắc Ninh (hiện đang như một tỉnh phát triển công nghiệp như Vĩnh Phúc) thì thời gian vận chuyển đến sân bay sẽ chậm hơn so với Vĩnh Phúc 1, 2 ngày. Đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng vậy, khi mà khách du lịch có thể dừng chân ngay tại Vĩnh Phúc một khi Vĩnh Phúc có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng. Điều này đã tạo cho Vĩnh Phúc một lợi thế chắc chắn cạnh tranh so với các tỉnh khác.


Khoảng cách từ Vĩnh Phúc tới cảng biển quan trọng nhất tại Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân rất nhanh và thuận tiện. Tuy lợi thế này so với Bắc Ninh hay Hưng Yên thì Vĩnh Phúc không bằng nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định. Dưới góc độ lợi thế so sánh, điều này sẽ hỗ trợ các lĩnh vực khác của Vĩnh Phúc phát triển không kém các tỉnh trên.

Đất dành cho phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ không phải tranh chấp với đất nông nghiệp do Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vùng miền núi với sự đa dạng và phong phú về điều kiện tự nhiên sẽ thu hút các hoạt động lâm nghiệp. Vùng trung du với quỹ đất không thật màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp là điều kiện thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp tập trung. ở khu vực này không có nhiều dân cư sinh sống, nên thuận tiện cho việc giải phóng mặt bằng, dân cư thưa sẽ có ít áp lực đối với việc giải quyết việc làm ở nông thôn khi nhà nước thu hồi đất. Với việc giải quyết được bài toán đất đai một cách nhanh chóng và thuận tiện, Vĩnh Phúc đã có một sức hút rất lớn trong việc thu hút đầu tư. Bắc Ninh cũng có thể là một sự so sánh tương đương, trong khi đó Hà Tây hay Hưng Yên không có được điều này.

Tiềm năng về tự nhiên: Thiên nhiên ưu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú, nổi tiếng với những khu du lịch hấp dẫn có quy mô lớn như Tam Đảo, Đại Nải… nhiều di tích lịch sử, văn hoá mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Thực tế, mỗi địa phương đều có những thế mạnh riêng về tiềm năng du lịch. Tuy nhiên với ưu thế về địa lý thì sự phát triển du lịch sẽ có những thuận lợi đặc biệt. Sự thuận tiện về giao thông đường bộ, đường không sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn những khu du lịch có giao thông khó khăn.

Nguồn lao động dồi dào: Dân số năm 2006 của Vĩnh Phúc là 1,18 triệu người với mật độ 3490 người/km2, cao hơn so với trung bình cả nước và Đồng bằng sông Hồng (254 và 1225). Dân số trong độ tuổi lao động có 790 nghìn người, chiếm 63,5% tổng dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn khoảng 674 nghìn người và chia theo các ngành: Nông lâm thuỷ sản: 66,7%; Công nghiệp - xây dựng: 20,7%; Dịch vụ: 12,6%. Trong quá trình phát triển, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm xuống (mỗi năm khoảng 3,6%) và tăng lên trong các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nhưng với lực lượng lao động hiện có, Vĩnh Phúc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao. Tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ người lao động tại địa phương chiếm rất ít và hầu như chỉ làm những công việc đơn giản. Hiện Vĩnh Phúc có 19 trường đại học, trung học và đào tạo nghề, đây là điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Vĩnh Phúc.

Đề xuất một số giải pháp phát huy lợi thế so sánh


Để phát huy lợi thế so sánh nhằm xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá ở Bắc Bộ và xếp vào nhóm 10 tỉnh phát triển nhất của Việt Nam, điểm mạnh để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc là công nghiệp và du lịch. Để đạt được những bước đột phá trên, những giải pháp cơ bản mà Vĩnh Phúc cần tổ chức thực hiện:

Thứ nhất, xây dựng đường giao thông đối ngoại. Muốn phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, yếu tố quan trọng đầu tiên là giao thông. Hiện nay Vĩnh Phúc vẫn dựa chủ yếu vào 2 quốc lộ là Đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài và quốc lộ 2. Để có thể phát triển đúng theo quy hoạch thì Vĩnh Phúc cần xây dựng thêm một số đường nối vào hệ thống liên vùng, liên tỉnh, đặc biệt trong tuyến hành lang kinh tế hai quốc gia. Với lợi thế ít đồi núi, đường đồng bằng nên việc xây dựng hệ thống đường giao thông sẽ nhanh chóng và chi phí không cao.

Thứ hai, xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước. Với sự mở rộng nhanh, mạnh thì điện nước là hai yếu tố không thể thiếu. Hiện nay hệ thống điện của Vĩnh Phúc tương đối tốt, với nguồn điện cao thế từ Quảng Ninh sẽ đảm bảo cung cấp đủ cho Vĩnh Phúc trong quá trình phát triển. Hệ thống cung cấp nước Vĩnh Phúc hiện nay yếu và thiếu, chỉ có 2 nhà máy nước là Vĩnh Yên và Phúc Yên, chủ yếu là khai thác nước ngầm. Việc khai thác nước như vậy sẽ không đảm bảo cho phát triển khi mà chất lượng nước và khối lượng nước ngày càng giảm. Với điều kiện tự nhiên có sông Lô chảy qua, rất thích hợp cho việc khai thác nước mặt để thay thế. Ngoài ra cần nâng công suất các nhà máy phù hợp với thực tiễn phát triển của Tỉnh.

Thứ ba, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Với chủ trương của Chính phủ chuyển các cơ sở đào tạo đại học ra khỏi địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc cần tranh thủ để thu hút các cơ sở giáo dục bậc cao này về địa phương. Sự có mặt của các trường đại học trên địa bàn Tỉnh, việc đào tạo nhân lực có trình độ cao là khả thi và cung cấp một số lượng lớn đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ của Tỉnh. Để thu hút được nguồn nhân lực quan trọng này, điều cần thiết là phải xây dựng được hệ thống cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý, đổi mới hệ thống tuyển dụng trong đội ngũ cán bộ công chức tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phát huy năng lực.

Thứ tư, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân. Đây là khu vực năng động, việc thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển có thể tạo động lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế nhất là tạo việc làm và phát triển khu vực dịch vụ. Với thế mạnh về đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghệ cao, nếu có được sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân này, Vĩnh Phúc sẽ có được sự phát triển tương đối hài hoà.

Thứ năm, ban hành cơ chế chính sách cho phù hợp. Các giải pháp nêu trên cần được Tỉnh thực hiện với việc đưa ra được các cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn địa phương và yêu cầu phát triển. Cơ chế chính sách đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo, khai thác, sử dụng các nguồn vốn phục vụ phát triển.

Thứ sáu, mở rộng hợp tác liên tỉnh và quốc tế. Sự giao thương giữa các quốc gia ngày càng có ý nghĩa, với công cụ là internet với đường truyền tốc độ cao, sự hợp tác trở nên gần hơn, thuận tiện hơn và mang lại lợi ích nhiều hơn cho các bên tham gia.

Trên đây là một số nghiên cứu ban đầu về lợi thế cạnh tranh ứng dụng trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh Vĩnh Phúc. Hy vọng đây sẽ là những bước đi đầu tiên để có thể ứng dụng nghiên cứu này một cách rộng rãi hơn./.
    

(ThS. Nguyễn Thế Vinh - Tạp chí kinh tế và dự báo)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Đầu tư vốn tín dụng Ngân hàng với phát triển du lịch Quảng Ninh
  • Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Trị
  • Kinh nghiệm phát triển công nghiệp xe máy ở một số nước và bài học với Việt Nam
  • Tiềm năng và cơ hội đầu tư của Thái Nguyên
  • Những kinh nghiệm bước đầu trong phát triển khu công nghiệp thành phố Cần Thơ
  • Rút ngắn - Yêu cầu khách quan để Việt Nam “hóa rồng”
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: Thành tựu và giải pháp
  • Một số vấn đề trong quá trình phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi