Nhằm khuyến khích người cận nghèo tham gia BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) vừa đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người cận nghèo từ mức 50% hiện nay lên 70%.
Bà Đỗ Thị Xuân Phương. |
Xung quanh vấn đề này,Tiền Phongcó cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Xuân Phương (ảnh) - Phó Tổng giám đốc BHXNVN.
Bà Phương cho biết, trong năm 2012, để triển khai BHYT người cận nghèo đạt hiệu quả, Bộ LĐ-TB&XH cần chỉ đạo việc bình xét, lập danh sách số người/hộ gia đình cận nghèo, Bộ Tài chính bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ mức đóng và Bộ Y tế chỉ đạo việc khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho người cận nghèo có thẻ BHYT.
Vậy giải pháp quan trọng nào sẽ triển khai trong năm tới để hỗ trợ người cận nghèo tham gia BHYT, thưa bà?
Một trong những giải pháp quan trọng là Nhà nước cần xem xét nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người cận nghèo từ mức 50% hiện nay lên 70%. Với mức hỗ trợ này, chắc chắn tỷ lệ người cận nghèo tham gia BHYT sẽ tăng đáng kể.
Hiện, mức hỗ trợ của nhà nước chưa đủ khuyến khích người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT. Với mức hỗ trợ 50% mức đóng BHYT như hiện nay, người tham gia BHYT vẫn phải đóng khoảng 224.000 đồng/năm. Nếu mức hỗ trợ của Nhà nước cao hơn, sẽ giúp đối tượng này tham gia dễ dàng hơn.
Nhưng thực tế hiện nay việc khám chữa bệnh đang quá tải, người giàu có BHYT khám còn khó huống hồ người nghèo?
Đa số người cận nghèo chủ yếu khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở xã, huyện. Thực tế đúng là nhu cầu của người dân đòi hỏi chất lượng khám chữa bệnh ngày một cao. Một số nơi xuất hiện tình trạng quá tải về số bệnh nhân khám, chữa bệnh ở trạm y tế xã. Do vậy, y tế cơ sở phải được phát triển cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực y tế theo chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010. Muốn vậy, phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
Ngoài ra, các địa phương cần xây dựng những chính sách cụ thể thông qua Quỹ 139 như: Chính sách hỗ trợ người cận nghèo tham gia BHYT; chính sách hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo có thẻ BHYT thanh toán các khoản chi phí khi phải sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao vượt mức chi trả của BHXH; chính sách hỗ trợ viện phí cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người lang thang cơ nhỡ khi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập.
Theo bà, vướng mắc lớn nhất trong việc thực hiện BHYT cho người cận nghèo là gì?
Người cận nghèo đi khám chữa bệnh hiện vẫn phải cùng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh nên gặp khó khăn nhất định, đặc biệt là với các trường hợp điều trị bệnh mãn tính dài ngày, bệnh nặng chi phí lớn như chạy thận nhân tạo, ung thư, tiểu đường...
Trong khi đó, các cấp chính quyền, ban ngành mới chỉ quan tâm đến người nghèo mà chưa thực sự quan tâm đến hộ cận nghèo từ việc lập danh sách bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ đóng BHYT. Bên cạnh đó, ranh giới giữa người thuộc hộ cận nghèo và người thuộc hộ nghèo rất mong manh nên không ít người có tâm lý trong chờ chính sách của nhà nước về chuẩn nghèo mới trong thời gian tới để được hỗ trợ 100% mức phí mua thẻ.
Cảm ơn bà!
Hơn 1,5 triệu người cận nghèo tham gia BHXHVN cho biết, tính dến 30-6-2011, có tổng số 1.577.216 người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT (chiếm khoảng 25% số người cận nghèo). Theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000-520.000 đồng/người/tháng và hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000-650.000 đồng/người/tháng. |
(Theo Tiền phong)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com