Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ kiểm tra việc sử dụng đòn bẩy tài chính

 Ủy ban chứng khoán Nhà nước chuẩn bị kiểm tra việc thực hiện các đòn bẩy tài chính tại các công ty chứng khoán trong thời gian tới. Đó là thông tin do ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán Nhà nước choTBKTSG Onlinebiết chiều ngày 12-10.

Việc làm này theo ông Sơn là để tránh rủi ro cho thị trường chứng khoán khi có thông tin cho rằng nhà đầu tư đang sử dụng quá nhiều hình thức hỗ trợ từ đòn bẩy tài chính, một dạng sử dụng công cụ nợ (sử dụng các khoản vay, các hình thức vay thay vì dùng vốn của mình) để đầu tư.

Cụ thể hơn, ông Sơn cho biết Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã giao cho Ban kinh doanh và Ban giám sát tiến hành kiểm tra các công ty và sau khi có kết quả sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

Ông Sơn cũng cho rằng nếu là việc ứng trước tiền bán chứng khoán cho nhà đầu tư khi tiền chưa về đến tài khoản thì có thể chấp nhận được, vì ít rủi ro, chủ yếu là ngân hàng cho vay lấy lãi, và được nhà đầu tư trả ngay sau đó. Còn trong trường hợp công ty cho nhà đầu tư vay bằng số tiền ứng với giá trị chứng khoán có trong tài khoản để mua chứng khoán khác, hay các biến thể khác như bán trong ngày T+2 thì ủy ban không cho phép do rủi ro của việc giải chấp là lớn nếu thị trường đi xuống.

Bên cạnh đó, ủy ban cũng đang lấy ý kiến các thành viên về cho phép giao dịch ký quỹ, repo chứng khoán, và khoảng 3 tháng nữa sẽ triển khai. “Còn bán khống thì sẽ không cho phép vì hiện vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc này”, ông Sơn cho biết thêm.

Repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán thông qua hợp đồng bán và mua lại giữa 2 bên.

Còn với giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể sử dụng tín dụng do công ty chứng khoán cung cấp để mua chứng khoán. Mức tín dụng được đảm bảo bởi tiền mặt hoặc chứng khoán của nhà đầu tư (được xem như tài sản thế chấp) và nhà đầu tư phải trả lãi suất. Nói cách khác là nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để mua chứng khoán.

 

(Theo Thanh Thương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Có cần tiếp tục gói kích cầu hỗ trợ lãi suất ngắn hạn?
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng chậm lại
  • Cơ quan nhà nước ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam
  • Ngành muối cần phát huy “địa lợi”, tìm lại “nhân hòa”
  • Giám sát hiệu quả gói kích cầu
  • Vướng do thiếu quy định cụ thể
  • Tuyến tàu trên cao kết nối Hà Đông - Xuân Mai
  • Lập quy hoạch xây dựng dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Vinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi