Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh di động: “Át chủ bài” là dịch vụ nội dung

Đã không ít ý kiến cho rằng, cạnh tranh của thị trường di động đã đến hồi bão hoà. Thế nhưng, số đông các chuyên gia lại khẳng định thị trường càng gần đến bão hoà thì mức độ cạnh tranh lại càng gay gắt. Lý do là để lôi cuốn thuê bao thì dễ, nhưng giữ chân thuê bao mới là khó. Vậy đâu là “vũ khí” trong cuộc cạnh tranh này?

Cạnh tranh trong bão hoà

Nhiều chuyên gia thừa nhận đúng là thị trường di động đang tiến gần đến mức bão hoà. Điều này không chỉ thể hiện qua số lượng thuê bao khá lớn - gần 100 triệu thuê bao, mà còn ở các vấn đề giá cước, vùng phủ sóng, mức độ khuyến mại... Vậy đâu là yếu tố cạnh tranh khi thị trường bão hoà?

Các chuyên gia của MobiFone cho biết, thoạt nhìn thì sẽ khó nhận ra. Vì thế, việc hoạch định những chính sách kinh doanh trong tương lai phụ thuộc nhiều vào việc các mạng di động có “nhận mặt” được lĩnh vực để cạnh tranh hay không. Theo số đông chuyên gia cho rằng 3G chính là lĩnh vực để cạnh tranh. Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn thì sẽ thấy 3G chỉ là cái vỏ, còn các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) mới thực chất là “át chủ bài” mà các mạng di động phải cạnh tranh. Nếu không có sự phong phú, khác biệt ở chính các dịch vụ GTGT này thì mạng di động đó sẽ bị tụt hậu.

Nếu đặt lên “bàn cân” thì sẽ thấy, sự cạnh tranh khốc liệt nhất hiện nay vẫn chỉ là cuộc đua “song mã” MobiFone và Viettel trong vấn đề tạo ra “kho” dịch vụ GTGT phong phú và khác biệt. Với “tài sản” hiện có, MobiFone dường như vẫn là mạng di động có nhiều dịch vụ GTGT nhất. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, GĐ Trung tâm Dịch vụ GTGT thì MobiFone đang rất thành công các dịch vụ SMS Roaming, SMS Locator, Music Talk, Bizmail, Voice SMS, FoneBackup, Fast mail, Fast Connect; trong đó hầu hết các dịch vụ như SMS Locator, Bizmail, Fast mail... là sáng tạo của riêng và hiện chỉ có MobiFone cung cấp hữu hiệu cho khách hàng.

Khác biệt để vượt lên

“Khác biệt để cạnh tranh” là quan điểm thấm thía đối với không ít các DN. Vậy đối với các DN di động, đâu là sự khác biệt? Trong số 7 mạng di động hiện nay thì đã có 6 mạng có quyền cung cấp dịch vụ 3G. Tuy nhiên trong số này, sự chờ đợi từ thị trường vẫn là từ 3 “đại gia” MobiFone, Vinaphone và Viettel. Tuy nhiên, dù Vinaphone đã cung cấp 3G, nhưng thực chất đây chỉ là sự “chín ép” khi Vinaphone phải tuân thủ cam kết. Trong khi đó, MobiFone và Viettel mới thực sự là đối thủ của nhau khi chạy đua 3G.

Trong khi cam kết của Viettel là đến tháng 4/2010 mới cung cấp 3G thì MobiFone cam kết sớm hơn với thời hạn tháng 12.2009. Để đi nhanh hơn, cách đây hơn 1 năm MobiFone đã lập Trung tâm Dịch vụ GTGT với chiến lược phát triển bài bản nhằm đón đầu 3G. Theo tìm hiểu của phóng viên, trong khi Viettel vẫn đang trồng trạm BTS 3G, thử ngiệm các dịch vụ cơ bản thì MobiFone đã hoàn tất thử nghiệm 3G. Hơn thế, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ GTGT MobiFone thì mạng này đã tiến đến thử nghiệm các dịch vụ mới trên nền WAP Portal, dịch vụ mạng thông tin xã hội, games... Với bước đi nhanh hơn, MobiFone đang đặt mục tiêu nâng số dịch vụ GTGT từ 28 hiện tại lên 34. Đặc biệt, MobiFone cũng nhanh chân thiết lập được mạng lưới với hơn 150 đối tác để cung cấp dịch vụ GTGT cho thuê bao của mình. 

MobiFone đã tạo được sự khác biệt ở hiện tại, vậy trong tương lai với sự bùng nổ 3G, MobiFone chuẩn bị ra sao? Trả lời câu hỏi này, ông Hùng cho biết: MobiFone sẽ cung cấp dịch vụ GTGT cho nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ khách hàng là doanh nhân, MobiFone phát triển các dịch vụ dựa trên nền truyền số liệu và tạo dịch vụ văn phòng ảo. Đối với giới trẻ, MobiFone tập trung phát triển các dịch vụ như âm nhạc, bình chọn, mạng xã hội. Bên cạnh đó là sự phong phú và đa dạng các dịch vụ thông tin... Quan điểm của MobiFone là ngay khi cung cấp 3G, khách hàng sẽ được hưởng số dịch vụ GTGT nhiều nhất với chất lượng tốt nhất.

(Theo Thái Duy // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Ti-vi tương lai: nhiều kỳ vọng lẫn thách thức
  • Google chính thức tìm kiếm bằng giọng tiếng Hoa
  • Vòng đua mới của các nhà mạng
  • Cải thiện cuộc sống bằng công nghệ di động
  • Khi khoảng cách giữa thế giới ảo và thật hẹp dần
  • 4 lý do để sử dụng dịch vụ IMAP
  • Thời của máy tính “xanh”
  • 7 dịch vụ tiện ích trên cổng thông tin mới của VNPT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị