Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Coi chừng iDosing!

iDosing là những bản nhạc pha trộn nhiều thanh âm tạo cảm giác rùng rợn, được quảng cáo là đem lại cảm giác “phê” cho người nghe. Loại nhạc không có lợi cho sức khỏe con người này đang lan rộng tại VN

Kênh News9 vừa phát một cảnh báo khẩn cấp trên toàn nước Mỹ về trào lưu iDosing - được xem là “ma túy số của giới trẻ” - có thể mang lại cảm giác hưng phấn và gây nghiện. Sau khi các trang tin tức đồng loạt đăng tải cảnh báo trên, giới trẻ rần rần tải iDosing về nghe thử. Các bản nhạc được giới thiệu theo phong cách iDosing đã tăng lượt tải kỷ lục, gấp trăm lần so với bình thường.

Hoàn toàn có thể gây nghiện

Lịch sử đã từng ghi dấu sự thất bại của những bản nhạc gây kích thích - tiền thân của iDosing. Vào năm 1997, Shaahin Cheyene, lãnh đạo trẻ của một tập đoàn lớn ở Mỹ, đã có ý tưởng sản xuất CD nhạc gây hưng phấn, kích thích nhưng thất bại chỉ sau 3 tháng phát hành vì bị người nghe tẩy chay.

iDosing thực chất là những bản nhạc kỹ thuật số, được tạo ra từ những bản nhạc kinh dị, rùng rợn. Khi nghe iDosing, người nghe có cảm giác vừa sợ hãi vừa thỏa mãn. Đây chính là yếu tố gây nghiện của những bản iDosing.

“Những bản nhạc như thế này hoàn toàn có thể thực hiện trên máy tính bằng những phần mềm phối nhạc chuyên dụng. Khi nghe thử một bản nhạc iDosing chuẩn, tôi thật sự choáng, cảm giác rất khó tả và khả năng gây nghiện là hoàn toàn có thật” - anh Bùi Quang Trọng, kỹ thuật viên âm thanh Công ty Tân Hữu Tài, cho biết.

Trạng thái con người khi nghe iDosing

Theo các nhà nghiên cứu ở nước ngoài, âm thanh trong iDosing là dạng âm thanh tạo “nhịp cho cả hai tai”. Khi hai nhịp nhạc khác tần số cùng được phát ra sẽ làm người nghe có cảm giác đang nghe một loại nhịp nhanh do hai bên tai nhận hai nhịp sóng âm nhanh chậm. Khi đó, một trong hai sóng âm sẽ làm người nghe có cảm giác như phát ra từ trong não!

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có thông báo chính thức nào về sự ảnh hưởng của iDosing đến tính mạng hay tâm lý của người nghe. Tiến sĩ Helane Wahbeh, Đại học Khoa học Oregon (Mỹ), cho rằng: “Chưa thấy dấu hiệu nào rõ ràng về việc não bộ bị ảnh hưởng khi nghe iDosing”. Nhiều chuyên gia khác cho rằng việc bị kích thích có thể là một cảm giác tự phát của người nghe chứ không phải do iDosing gây ra.

Nhưng các chuyên gia tâm lý tỏ ra rất lo ngại vì khi nghe loại nhạc có tiết tấu khác thường này, não bộ đang phát triển của giới trẻ có thể bị tổn thương, nặng hơn là có thể gây nghiện như một loại ma túy thực sự. Ông Paul Dillon, chuyên gia về tác hại của chất kích thích, nói: “iDosing hoàn toàn có thể gây nghiện. Phụ huynh cần phải nắm rõ tác hại của iDosing đối với con em mình”.

Hoang mang

Ở Việt Nam, iDosing cũng đã bắt đầu được giới trẻ nghe thử, chia sẻ với nhau và bàn tán xôn xao trên mạng. Những cảnh báo về sự nguy hại của dòng nhạc iDosing này đã liên tục xuất hiện trên các trang web, kèm theo những hình ảnh đặc tả về tác hại khi nghe iDosing, như: người nghe co quắc người, mặt nhăn nhó thể hiện sự sợ hãi, hơi thở gấp gáp... Có người nghe xong, bình luận: “Chẳng ra cái quái gì cả”. Có người kể: “Nghe xong, mình thấy hoa mắt và chóng mặt”...

Trong khi đó, một số người “liều” nghe thử iDosing và nhận xét: “iDosing không phê...”, hoặc “iDosing dỏm”. Lý giải điều này, một “con nghiện” iDosing cho biết: “iDosing sẽ là bản nhạc bình thường khi nghe bằng loa, có nhiều người cùng nghe... Muốn đạt cảm giác “phê” thì phải tuân thủ theo công thức: liều iDosing chuẩn (nhiều bài iDosing đã được phối liền mạch) + headphone ôm hết tai + trùm kín chăn (hoặc bịt mắt) và quan trọng là ở một mình trong phòng tối! Như thế, chỉ nghe vài lần là hoàn toàn có thể nghiện”.

Dù chưa gây ra điều gì đáng tiếc nhưng iDosing đã khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi. Vì cách tiếp cận và sử dụng loại “ma túy số” này khá đơn giản nên iDosing rất dễ gây tác động bất lợi đến sức khỏe, tâm lý của giới trẻ VN hiện nay.

Cần có nghiên cứu về iDosing

Mạng Zing dẫn lời thạc sĩ âm nhạc Nguyễn Tố Mai, Trưởng Khoa Sư phạm âm nhạc - Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương: “Trước đây, thể loại âm nhạc được gọi là “rock kim loại”, “rock đầu độc”... đã khiến không ít bạn trẻ bị ngất, không làm chủ được bản thân, thậm chí cởi bỏ quần áo và gào thét điên loạn. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về tác hại của iDosing nhưng tôi cho rằng thứ âm nhạc gây kích thích, cảm giác “phê” hay nghiện đều không tốt cho cả yếu tố sinh lý lẫn tinh thần con người.

TS Dương Hải Hưng, Phó Trưởng Bộ môn Tâm lý giáo dục - Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đề nghị các nhà nghiên cứu về giáo dục, tâm lý nên vào cuộc để phân tích cụ thể tác động tiêu cực của iDosing, giúp giới trẻ tự định hướng, ý thức được hành động của mình.

B.Huy

 

(Theo Khắc Ánh // Nguoilaodong Online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • “Nữ hoàng YouTube” gốc Việt
  • An toàn khi download
  • Trục vớt Titanic trong thế giới số
  • Lầu Năm Góc tiết lộ vụ tấn công nghiêm trọng nhất của tin tặc nước ngoài
  • Máy tính đọc suy nghĩ con người
  • iPhone 4 có khả năng dùng 2 sim
  • Lướt net ở đâu mất an toàn nhất thế giới?
  • Dịch vụ "1900...": Kẻ làm, người... xơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị