Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện thoại thương hiệu Việt đang gặp khó

picture
Điện thoại "thương hiệu Việt" Hi-Mobile đã từng là một trong những thương hiệu phát triển khá sôi động.

Hiện một số điện thoại thương hiệu Việt đã tạm dừng hoặc thu nhỏ quy mô như Hi-Mobile, BluePhone… Dự báo cuối năm 2012, chỉ còn 4 thương hiệu điện thoại Việt duy trì hoạt động.

Nhận định trên được hệ thống siêu thị điện thoại di động và thiết bị số Thế Giới Di Động đưa ra trong bản tin thị trường công nghệ tháng 8.

Bản tin này dẫn số liệu thống kê của Bộ Công Thương và hãng nghiên cứu thị trường GFK, rằng nhập khẩu điện thoại di động nửa đầu tháng 8/2012 của Việt Nam đạt gần 617 nghìn chiếc, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 8/2012, số lượng bán ra toàn thị trường giảm mạnh 6% nhưng doanh thu giảm 1%.

Trước đó, 7 tháng đầu năm, tỷ trọng nhập khẩu của mặt hàng này chỉ đạt hơn 9,5 triệu chiếc, kim ngạch 412,9 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 9,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân dẫn đến sự giảm mạnh về lượng nhập khẩu điện thoại của Việt Nam trong thời gian qua được đưa ra là do sức ép kinh tế, người dân tiếp tục thắt chắt chi tiêu nên thị trường nên nhìn chung thị trường khá ảm đạm.

Đáng chú ý, theo Thế Giới Di Động, các năm 2009 - 2010 được coi là thời kỳ đỉnh cao của các nhà sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt, với khoảng 40% thị phần. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, thị trường điện thoại nội khá trầm lắng và đến thời điểm giữa năm 2012, thị trường điện thoại di động bão hòa, tình hình kinh tế khó khăn cộng với sự cạnh tranh quyết liệt từ các thương hiệu lớn, khiến điện thoại thương hiệu Việt càng lao đao.

“Dự báo cuối năm 2012, chỉ còn 4 thương hiệu điện thoại Việt duy trì hoạt động”, Thế Giới Di Động nhận định.

Về cơ cấu trong tỷ trọng nhập khẩu điện thoại di động, theo thống kê, Nokia vẫn tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu, chiếm 86,3% tổng lượng nhập khẩu nửa đầu tháng 8 và đứng đầu về lượng trong thời gian qua.

Theo số liệu của IDC, hiện Nokia hiện vẫn là hãng điện thoại chiếm thị phần lớn tại Việt Nam trong quý 1 và 2 với hơn 50%. Và dự báo trong quý 3/2012, hãng này vẫn tiếp tục duy trì được vị trí dẫn đầu với thị phần lớn.

(Theo Vneconomy)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Đến lượt Samsung thắng kiện Apple
  • Internet Việt Nam: Nay đường em em đi
  • Phát triển công nghệ vũ trụ: Việt Nam bắt đầu nhập cuộc
  • 4 tháng, thuê bao Internet không tăng trưởng
  • Samsung phải bồi thường cho Apple hơn 1 tỷ USD
  • Thương mại điện tử: Nhức nhối nạn hàng giả, hàng nhái
  • Q-smart có “ngon ăn” như thời Q-mobile?
  • Mạnh tay thanh tra đăng ký thuê bao trả trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị