Đại dương bao phủ 2/3 diện tích địa cầu và chứa đựng trong nó 80% sinh vật sống. Tuy nhiên nó vẫn là một là một điều bí hiểm như chúng ta chỉ mới biết về những gì trên bề mặt của mặt trăng mà chưa hiểu sâu về thế ngầm nó.
Lần đầu tiên gia đình nhà Jacques Cousteaus có thể khám phá từng dặm vuông đại dương mà chẳng phải bước chân ra khỏi ra ngôi nhà thân yêu của mình. Google Earth đã cho phép người dùng quan sát cảnh quan thiên nhiên như thác Niagara cũng như cung cấp các hình ảnh 3 chiều về các cột mốc như London Eye. Ocean trong phần mềm Google Earth cũng bao gồm cả video hình ảnh hàng ngàn loài sinh vật biển và có thể cho phép thợ lặn ảo lần theo những chú cá heo, cá mập có gắn thiết bị dò tìm vệ tinh. Thế giớ 3D dưới lòng biển đã được chế tạo với sự hỗ trợ của hơn 25 nhà bác học biển hàng đầu thế giới. Nhà hải dương học từ Hiệp hội Địa lý Quốc gia, Tiến sỹ Sylvia Earle cho biết: “Tôi không thể tưởng tượng ra một phương thức nào hiệu quả hơn để truyền đạt kiến thức cũng như thúc đẩy sự quan tâm dành cho trái tim xanh của hành tinh này.” “Lần đầu tiên mọi người từ trẻ thơ hiếu kì đến các nhà nghiên cứu nghiêm túc đều có thể nhìn thấy thế giới, một thế giới tổng thể bằng con mắt hoàn toàn mới mẻ.” “Tóm lại, Google Earth đã mang cuộc sống và chủ thể sống đến với đại dương xanh của hành tinh này và làm cho đất, nước, sinh quyển và các hệ sống liên kết lại với nhau.” Sylvia Earle, nhà tám hiểm đại dương vui mừng chào đón phiên bản Google Earth 5.0 mới tại California học viện khoa học California ở San Francisco. Đại dương thực tế này có thể download miễn phí khi bạn dùng phiên bản Google Earth mới nhất tại trang chủ của Google. Google Earth cho phép con người lượn qua thế giới thực được lắp ghép từ hàng vạn mảnh bản đồ vệ tinh. Phiên bản mới này cũng bao gồm một bản đồ ba chiều của đáy biển gồm dãy Mid Ocean, dãy núi dưới lòng biển dài nhất thế giới trải dài tới 30.000 dặm. Hầu hết lòng đại dương được hiển thị với độ phân giải tương đối thấp. Nhưng vùng đại dương Thái Bình Dương bao quanh quần đảo Hawaii được trình bày rất chi tiết. Phần mềm cũng đồng thời chỉ ra các khu vực cấm và cho phép người xem theo sát chuyển động của các sinh vật biển có gắn máy dò đường vệ tinh. Nó cũng trình bày các hình ảnh lịch sử trên đất liên và trên biển: cho phép người xem quan sát các sông băng tan chảy thế nào, việc xây dựng các sân bóng đá tại Đức cho World Cup 2006 quá trình thu hẹp của hồ Chad ở Châu Phi và băng tan trên Bắc cực. Phát thanh viên David Attenborough cho biết các thước phim về thế giới hoang dã trên trang này có nói về “một số loài sinh vật quí hiếm nhất và kì lạ nhất mà có thể bạn chưa từng thấy.” Ông nói: “Chắc chắn đây không chỉ là đặc quyền phi thường giúp ta khả năng quan sát những cánh rừng và sa mạc rộng lớn trên thế giới trong Google Earth mà nhờ vào dự án Ocean còn giúp ta khám phá thế giới trong lòng biển sâu.” Giáo sư Ed Hill giám đốc Trung tâm Hải dương học Quốc gia ở Southampton nói thêm: “Hiểu được vai trò của các đại dương trong quá trình biến đổi khí hậu là một thử thách cực lớn mà chúng ta phải đối mặt trong những năm sắp tới.” “Chúng ta cần giúp mọi người bổ sung sự hiểu biết của mình về một thế giới xa xôi mà hầu như chưa được khám phá.” Từ khi phát hành vào năm 2005, phần mềm Google Earth đến nay đã có 500 triệu lượt download. Google hi vọng sẽ ra mắt người rộng rãi phần mềm Google Ocean tại Học viện Khoa học Californa tuần tới. Phần mềm này sẽ trình bày địa hình dưới lòng biển với một tầng khác biểu thị độ sâu của đáy đại dương. Phần mềm mới cùng sử dụng đia hình đại dương để giúp người dùng tìm kiếm những địa danh nổi tiếng rặng đá ngầm Great Barrier hay các con tàu bị đắm. Cựu giám đốc Google Al Gore sẽ có mặt cùng giám đốc điều hành Eric Schmidt tại buổi lễ ra mắt phần mềm này. Lời mời dự lễ cũng mô tả đó là “bước kết tiếp lớn lao trong cuộc cách mạng của Google Earth.”
(Theo DailyMail - Theo Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com