Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó tăng tốc vì thiếu số liệu

Có sự mất cân đối lớn về kinh phí của Đề án chi cho phát triển hạ tầng và nhân lực. Ảnh: Hoài Nam
Đề án Tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT đang nhận được sự phản hồi khác nhau từ phía các chuyên gia tại Phiên họp toàn thể lần thứ hai của Hội đồng được diễn ra sáng 26/11/2009.
 
Giáo sư Vũ Đình Cự, Uỷ Viên Hội đồng Chính sách khoa học và Công nghệ Quốc gia, mặc dù rất ủng hộ Đề án song khó đưa ra được những nhận định cụ thể.

Theo ông Cự, Bản Đề án đã không đưa ra được số liệu thống kê của năm 2008 và năm 2009. Những số liệu được nêu ra làm sở cứ cho việc cần thiết lập ra bản Đề án lại chủ yếu là những con số thống kê của ngành trong giai đoạn 2002-2007. Trong khi đó, con số của hai năm 2008-2009 có ý nghĩa rất quan trọng cho những mục tiêu được đề ra trong bản Đề án.

Hai năm này, theo ông Cự, ngành CNTT-TT của Việt Nam bị ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nếu kết quả phát triển của ngành trong 2 năm này tụt so với những năm trước thì phải rất thận trọng trong việc đặt ra mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo.

"Mục tiêu đề ra của bản Đề án khó có thể được kiểm chứng, nếu không đưa ra được những con số thống kê của ngành trong năm 2008-2009, những năm sát với thời điểm thực hiện đề án nhất", ông Cự nói.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Minh Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cho rằng, số liệu thống kê của ngành trong những năm gần đây 2008, 2009  là những số liệu cần thiết cho việc hoạch định chiến lược phát triển của bản Đề án. Thiếu những số liệu này mục tiêu đề ra của bản Đề án sẽ thiếu tính thuyết phục.

Không chỉ bị "soi" về số liệu đưa ra làm sở cứ, các chuyên gia còn khá nghi ngờ về một số mục tiêu mà bản Đề án đưa ra.

Theo ông Cự, với xuất phát điểm hiện nay không phải dễ dàng đạt được mục tiêu đến năm đến năm 2020 Việt Nam nằm trong số 10 nước cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất thế giới.

Giáo sư Nguyễn Xuân Quỳnh, thành viên của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, cũng cho rằng, chưa có tiền đề để có thể đạt được mục tiêu nằm trong số 10 nước cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất thế giới vì thực sự ta chưa có nguồn nhân lực đáp ứng.

Ta chỉ có thể đạt được mục tiêu này nếu cả thế giới dừng phát triển còn họ cũng phát triển song song với ta thì khó có thể đạt được mục tiêu này, ông Quỳnh khẳng định.

Còn về mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực CNTT chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới, theo ông Nguyễn Ngọc Trân, Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, là quá mơ tưởng so với điểm xuất phát hiện nay về nhân lực CNTT của Việt Nam. Hiện nay, đào tạo nhân lực CNTT của ta chủ yếu là đào tạo theo kiểu mỳ ăn liền, đào tạo theo kiểu làm thuê.

Về kinh phí để thực hiện bản Đề án, các chuyên gia cho rằng, tập trung quá nhiều kinh phí cho phát triển hạ tầng viễn thông, trong khi kinh phí cho phát triển nguồn nhân lực lại không được coi trọng đúng mức.

"91% kinh phí của bản Đề án được chi cho phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, chỉ có 0,25% kinh phí chi cho nhân lực. Đây là sự mất cân đối quá lớn", ông Quân nói.

Giáo sư Trân, cho rằng, với việc phân bổ kinh phí như trên thì đây phải là Đề án Tăng tốc phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam mới phải.

Một số chương trình, dự án trọng điểm của Đề án

1. Chương trình phát triển hạ tầng mạng viễn thông băng rộng: tập trung xây dựng hạ tầng viễn thông băng rộng công cộng và xây dựng hạ tầng mạng viễn thông chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Tổng kinh phí 131.000 tỷ đồng.

2. Chương trình đảm bảo an toàn thông tin quốc gia: xây dựng trung tâm kỹ thuật an toàn mạng quốc gia; xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin quốc gia; xây dựng hệ thống cảnh báo, phát hiện và phòng chống tội phạm trên mạng…Tổng kinh phí 700 tỷ đồng.

3. Chương trình đưa điện thoại, thiết bị nghe nhìn đến hộ gia đình. Tổng kinh phí 9.850 tỷ đồng.

4. Chương trình hỗ trợ ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Tổng kinh phí 738 tỷ đồng.

5. Chương trình hỗ trợ sản xuất, quảng bá thương hiệu về phần cứng máy tính, sản phẩm, dịch vụ phần mềm,  nội dung số và dịch vụ CNTT. Tổng kinh phí là 1.450 tỷ đồng

6. Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT. Tổng kinh phí 210 tỷ đồng.

(Theo Huyền Anh // Báo đầu tư)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Khuyến cáo khi sử dụng VinaPhone 3G
  • Google công bố nhiều công nghệ “khủng”
  • Google chỉ cho người dùng đọc 5 bài báo mỗi ngày
  • 3G - Chọn thị trường để tăng trưởng
  • Internet tuổi 40 “Tính mở” ngày càng giảm
  • 3G và bảo mật
  • Máy tính khám phá bí mật của hệ thống chữ Indus cổ
  • Chip Intel Core i9 hứa hẹn “tăng tốc” 50% so với Core i7
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị