Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lịch sử TV công nghệ analog

Kể từ hôm nay 12/6, tất cả TV sử dụng công nghệ analog tại Mỹ sẽ chấm dứt hoạt động, để nhường chỗ cho kỷ nguyên mới của truyền hình kỹ thuật số. Dưới đây là quá trình phát triển của TV analog trong lịch sử.

Không có cá nhân nào được coi là nhà phát minh duy nhất của TV. Dân số bùng nổ những năm cuối thế kỷ 19 đã làm nảy ra ý tưởng về một hệ thống có thể truyền hình ảnh qua không trung và ý tưởng này được nhiều nhà nghiên cứu tập trung hiện thực hóa. Nỗ lực của họ thăng hoa trong những năm 1920, khi hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird trong ảnh đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.
Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm (vật bằng kính trong ảnh) nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.
Nhiều nhà phát minh đã nỗ lực rồi thất bại trong việc khai thác thương mại sản phẩm TV. Tới cuối những năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi trong ảnh chụp năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ.
Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950. Đám đông trong ảnh đang theo dõi lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth qua chiếc TV đặt trong tủ kính của Trung tâm Rockefeller tại New York.
Sự phát triển của truyền hình đã đưa các thần tượng nghệ thuật vào tận các phòng khách nhiều gia đình khắp nước Mỹ, giúp các nam diễn viên như Milton Berle, Jack Benny và Henny Youngman (trong TV của bức ảnh) trở nên nổi tiếng.
Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh. Đây là bức ảnh chụp năm 1952 tại Mỹ với các kiểu cần antenna thu phát sóng truyền hình khác nhau.
Có lẽ không sự kiện nào chứng tỏ sức mạnh của TV như việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969.
Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 (khi bức ảnh này được chụp trong phòng khách sạn Delmonico New York) thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.
Khi TV đã phổ biến trong các gia đình Mỹ, giới phát minh lại lao vào tìm cách thu nhỏ chúng để khách hàng có thể xem bất cứ đâu khi đang đi trên đường. Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio.
Cho tới những năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình. Nhưng với sự xuất hiện của công nghệ truyền hình cáp và vệ tinh đã khiến tình hình thay đổi và khán giả có nhiều lựa chọn đa dạng hơn.
Kể từ hôm nay ngày 12/6/2009, tất cả các TV công nghệ analog tại Mỹ sẽ được chấm dứt sử dụng, nhường chỗ hoàn toàn cho truyền hình kỹ thuật số. Những thiết bị này sẽ không thể thu phát sóng nếu không có bộ chuyển đổi đặc biệt. Tất cả các hệ truyền hình có trước truyền hình kỹ thuật số như NTSC, PAL hay SECAM đều là truyền hình analog. Từ nay chúng đã kết thúc sứ mệnh vì sẽ không còn chương trình truyền hình analog nào còn được phát sóng trên toàn nước Mỹ.


(Theo Đình Chính (VnExpress.net)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Việt Nam lên hạng về cạnh tranh công nghệ thông tin
  • Google ra mắt thanh công cụ bình luận mới
  • Intel® Core™ i7- đã nhanh nay còn nhanh hơn
  • Công cụ tìm kiếm đầu tiên về lĩnh vực tài chính
  • Nokia giới thiệu điện thoại di động 3D
  • Mạng không dây 4G sẽ “kết liễu” các mạng hữu tuyến?
  • Google Ocean cho phép người dùng khám phá tàu đắm và các vách đá ngầm dưới lòng biển sâu
  • Thị trường Internet chuyển động mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị