Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ thu phí hòa mạng thuê bao trả trước?

Để tránh việc người dùng mua sim thay thẻ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, các mạng di động đang kiến nghị Bộ TT&TT ra tay để ngăn chặn vấn nạn này bằng quy định giảm khuyến mãi và thu phí hòa mạng với cả thuê bao trả trước.

Bộ TT&TT sẽ xem xét đề nghị thu phí hòa mạng đối với thuê bao trả trước.

Kiến nghị thu phí hòa mạng, giảm khuyến mãi

Trong buổi họp mới đây với Bộ TT&TT, ông Mai Văn Bình, Tổng giám đốc MobiFone cho biết, nếu tình hình phát triển thuê bao cứ như hiện nay thì sẽ không thể quản lý được thuê bao trả trước cho dù chúng ta có đầy đủ các văn bản quản lý. Thực tế thị trường di động cho thấy, người dùng đang mua sim thay thẻ cào là chính. Các thuê bao này dùng hết tài khoản trong vài tuần rồi vứt luôn sim. Như vậy, việc lưu giữ thông tin thuê bao không có ý nghĩa và không thể nào quản lý thông tin cá nhân này được. Một thống kê khá giật mình là vòng đời của một sim được dùng thay thẻ cào trung bình chỉ là 12 ngày. Nếu tình hình này cứ tiếp tục tái diễn thì các mạng di động sẽ là đối tượng chịu thiệt lớn nhất.

Theo con số thống kê của các mạng di động khoảng 5 năm trước đây thì nhà mạng cứ tung ra thị trường 4 sim thì có 1 sim ở lại mạng. Thế nhưng, vấn nạn dùng sim thay thẻ cào hiện nay đã khiến các nhà mạng phải tung ra một số lượng sim "khủng" hơn rất nhiều lần để giữ được 1 thuê bao ở lại mạng. Ông Mai Văn Bình đưa ra con số thống kê năm 2011: MobiFone tung ra thị trường 30 triệu sim, nhưng đến cuối năm chỉ giữ lại được 500.000 sim, tức là chỉ khoảng 1,66%. Điều này chứng tỏ chuyện dùng sim thay thẻ cào đang là vấn nạn khiến các mạng "đau đầu".

Nguyên nhân của vấn nạn dùng sim thay thẻ cào được các mạng di động chỉ ra rằng do việc các mạng di động chạy đua thu hút thuê bao mới. Chẳng hạn, thuê bao cũ nạp tiền thì chỉ được hưởng khuyến mãi 50% thẻ nạp, nhưng thuê bao mới nạp tiền thì được hưởng 100% thẻ nạp. Vì vậy, khách hàng chắc chắn phải tính toán để dùng sim thay thẻ. Thậm chí đã có thống kê nhiều khách hàng sử dụng cùng lúc đến hàng chục sim khuyến mãi.

Vì vậy, MobiFone cho rằng đã đến lúc cần phải có chính sách làm sao để các thuê bao mới có nhu cầu sử dụng sim mới, còn những khách hàng đang dùng rồi thì phải nạp tiền tiếp để sử dụng chứ không phải mua sim mới thay thẻ. Tuy nhiên, ông Mai Văn Bình cho rằng cần phải quản bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu để tác động lành mạnh hóa thị trường này.

"Chúng ta cần thay đổi hẳn cách phát triển thuê bao mới của các mạng. Nếu mỗi năm MobiFone chỉ phát triển 2 triệu thuê bao mới thì hoàn toàn có thể quản lý chặt chẽ được số thuê bao này. Nếu phát triển đến 30 triệu thuê bao mỗi năm thì dù có bằng các biện pháp hành chính như thế nào đi chăng nữa thì cũng không quản lý xuể được", ông Mai Văn Bình nói.

Ông Mai Văn Bình đưa ra một ý tưởng là có thể thu cước hòa mạng đối với thuê bao di động trả trước (giống như thuê bao trả sau). Như vậy, việc quản lý thuê bao di động trả trước sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều so với hiện nay và tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp cũng như Nhà nước. Bên cạnh đó, phía MobiFone còn đề xuất Bộ TT&TT đưa ra mức khuyến mãi giảm xuống khoảng từ 30 - 50%.

Đồng tình với quan điểm của MobiFone, một lãnh đạo Viettel chia sẻ với Báo Bưu điện Việt Nam ở góc độ cá nhân rằng đã đến lúc cần phát triển thuê bao di động thực chất hơn bởi số lượng người dùng mới vào mạng không còn nhiều. "Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng bằng rất nhiều biện pháp kinh tế và hành chính. Trong đó, việc thu phí hòa mạng thuê bao trả trước cũng là sự lựa chọn cho nhóm giải pháp này", vị lãnh đạo này nói.

Vẫn còn băn khoăn chuyện thu phí hòa mạng

Ông Phạm Ngọc Tú, Trưởng phòng Kinh doanh của VinaPhone cho rằng đã đến lúc quản chặt khuyến mãi để tránh việc cạnh tranh quá đà như hiện nay. Theo đó Bộ TT&TT cần ra quy định mức khuyến mãi không vượt quá 50% để các doanh nghiệp tuân thủ. Nhưng đối với việc thu phí hòa mạng của thuê bao trả trước, thì theo ông Tú, cũng cần phải nghiên cứu kỹ. "Bản chất của phí hòa mạng được hiểu là phí cho quyền được tham gia mạng di động đó. Thuê bao trả trước được quảng cáo là không phí thuê bao, không phí hòa mạng. Tuy không phải đóng phí này, nhưng cước cuộc gọi của thuê bao trả trước cao hơn trả sau. Nếu đề nghị thuê bao trả trước đóng phí hòa mạng thì giống như quy định đối với thuê bao trả sau...", ông Phạm Ngọc Tú nói.
 
(Theo ICT)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Google sẽ mạnh tay với SEO mũ đen
  • Bí ẩn giao diện mới của Google
  • Những rủi ro từ công nghệ mới
  • Kê khai thuế qua mạng: Nhanh gọn hơn
  • Phần mềm linh hoạt: Nên thuê gia công hay tự phát triển?
  • Từ kinh doanh ý tưởng đến đổi mới công nghệ
  • Samsung có thể đã “vượt mặt” Nokia
  • Bộ Thông tin Truyền thông duyệt cho SFone ‘khai tử’ CDMA
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị