Các trò chơi vi tính, Internet và các mạng xã hội có thể là tác nhân làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng béo phì bằng cách thay đổi cơ chế vận hành của não bộ, đó là lời cảnh báo do một nhà khoa học kiệt xuất đưa ra.
Baroness Susan Greenfield nói việc sử dụng máy tính thường xuyên có thể đang làm 'ấu trĩ' bộ não, khiến nó khó nhận biết điều bất ổn hơn |
Baroness Susan Greenfield, giám đốc Học viện Hoàng gia Anh cho biết việc sử dụng máy tính thường xuyên có thể đang làm 'ấu trĩ' bộ não, khiến nó khó nhận biết khi có điều bất ổn xảy ra hơn. Trong khi một đứa trẻ leo cây bị té có thể nhanh chóng học cách để không lặp lại lỗi mình vừa mắc phải thì một người thao tác sai trong trò chơi máy tính sẽ tiếp tục chơi như thế. Các nguy cơ rủi ro - hay nỗi sợ hãi khi lên đến đỉnh điểm - dường như còn đáng quan ngại hơn. Kết quả là, người ta sẽ có thể ăn quá nhiều hoặc ăn nhầm thức ăn mà chẳng mảy may nghĩ đến hậu quả. Nhà nghiên cứu trước đây đã từng chỉ ra mối tương quan giữa việc sử dụng máy tính với bệnh tự kỷ và rối loạn hành vi, nói: "Bất kì ai khi ăng uống đều biết được hậu quả của nó, nhưng bằng một cách nào đấy nỗi hoảng sợ của trải nghiệm đó sẽ choán ngợp cả hậu quả." Việc sử dụng máy tính có thể đang làm giảm thời gian tập trung, dập tắt khả năng tưởng tượng, cản trở lòng cảm thông của con người, bà nói. Kết quả là các bộ phận não liên quan đến đến các đặc điểm này sẽ không phát triển bình thường. Phương thức họat động của vùng não phức tạp nhất có tên là vùng tiền vỏ não trước là điều đáng bận tâm hơn cả, bà phát biểu tại một cuộc Hội thảo Khoa học của Thượng viện. "Bạn có thể dùng nó hoặc là đánh mất nó," bà nói. "Và nếu như bạn không dùng nó, có nghĩa là bạn đang làm ấu trĩ bộ não của mình, thì nó sẽ không hoạt động theo chức năng nhiều được, đó là một giả thiết." Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi tiền vỏ não trước bị phá hủy, tức làm nó kém hoạt động đi, con người sẽ gặp nhiều nguy cơ rủi ro hơn và sẽ trở nên khinh suất hơn. Và khi con người càng mập ra thì vùng não này sẽ càng kém linh hoạt. "Chắc có lẽ đây có thể là trường hợp mà ‘văn hóa màn hình’ đã khiến não có phần tiền vỏ não kém chức năng hoạt động," bà nói tiếp. Bà Greenfield, giám đốc Học viện Hoàng gia cũng tin rằng, thế giới tốc độ cao của nền công nghệ hiện đại có thể chưa theo kịp với sau sự gia tăng đáng báo động của chứng rối loạn hành vi và thiếu tập trung và sự tăng lên trong việc dùng loại thuốc kháng hành vi thái quá Ritanlin. Bà nói: "Đây chỉ là một gợi ý, tôi không có ý ám chỉ đó là một mối quan hệ nhân quả. Nhưng rõ ràng nếu chúng ta cho bộ não tiếp xúc với một môi trường mà ở đó có thời gian trung ngắn ngủi, nếu điều đó xảy đến với bạn trong vài năm đầu đời, thì liệu đó có phải là trường hợp khi bạn đến trường và bị bắt ngồi trật tự trong vòng nửa giờ, liệu đó không phải là trường hợp khi bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng?" Bệnh tự kỷ - chứng đặc trưng bởi thiếu khả năng cảm thông với người khác - cũng có thể có mối liên hệ với việc sử dụng máy tính, bà cho biết. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều nguy cơ tiềm tàng, bà cũng không cho rằng câu trả lời sẽ rơi vào việc hạn chế sử dụng máy tính, vì cách này có lẽ lại làm cho vấn đề càng trở nên đáng quan ngại hơn. Bà nói: "Nếu bạn bắt ai phải dừng làm một việc gì đó, thì đó chẳng phải là một ý hay." "Nếu bạn bảo ai đó không làm việc gì đó, bạn phải cho họ một việc khác để thay thế." "Điều chúng ta cần ở đây là tiến hành nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân vì sao việc đó lại gây nghiện đến vậy." "Ở độ tuổi 10 và 11, trẻ con ở Anh bỏ ra 900 giờ đồng hồ học tập ở trường, dưới 1.300 giờ với gia đình và dưới 2.000 giờ trước màn hình vi tính." “Bất kỳ ai nói rằng chúng ta không nên lo lắng điều này và ai nói rằng tôi đang phao tin đồn nhảm thì hãy xem qua những con số nêu trên để suy xét."
(Daily Mail - Theo Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com