Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thúc giục doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

Trong ảnh là nhà máy chế biến cà phê nhân Thái Hòa ở Đồng Nai. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh vào Mỹ nhưng hiện đã giảm kim ngạch - Ảnh: Hồng Văn

Bộ Công Thương thúc giục các doanh nghiệp ĐBSCL đẩy mạnh việc ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí và xem đây cũng là một trong những giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu hàng vào Mỹ.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, đã nêu ra yêu cầu trên trong buổi hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ tổ chức vào cuối tuần, liên quan đến việc ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới.

Năm 2008, các công cụ thương mại điện tử được các doanh nghiệp tận dụng khá tốt để nhận các đơn đặt hàng, tuy nhiên tỷ lệ nhận đơn đặt hàng qua website lại giảm. Cụ thể, các đơn đặt hàng qua website trong năm 2008 chỉ là 18,6%, giảm đến 5,8% so năm 2007.

“Cần lựa chọn ứng dụng thương mại điện tử phù hợp với văn hóa kinh doanh, bởi đây là hình thức giao thương có nhiều ưu điểm. Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình”, ông Quyền nói.

Ngoài các giải pháp về website và sàn thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B), Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB - đại diện của TraderFax (Mỹ) tại Việt Nam cũng giới thiệu về website www.traderfax.vn với nhiều tính năng như tra cứu dữ liệu vận đơn nhập khẩu vào thị trường Mỹ, thông tin về thị trường này, tìm kiếm các loại hàng hóa mà Mỹ muốn nhập khẩu...

Theo Bộ Công Thương, năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất sang Mỹ đến 12,61 tỉ đô la Mỹ, trong đó, hàng dệt may vẫn chiếm giá trị lớn nhất với 5,14 tỉ đô la.

Trong quí 1- 2009, dù tổng kim ngạch xuất vào Mỹ vẫn đạt 2,88 tỉ đô la, tăng 3,7% so cùng kỳ, nhưng một số mặt hàng đã có dấu hiệu suy giảm về giá trị. Giảm nhiều nhất là hải sản, chỉ đạt 116 triệu đô la Mỹ, giảm 17,5% so cùng kỳ, kế tiếp là cà phê, chè và gia vị giảm 14,3%, chỉ đạt 86 triệu đô la. Ông Trần Duy Đông, thuộc Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho rằng, nguyên nhân chính là khủng hoảng kinh tế khiến người tiêu dùng giảm nhu cầu đối với một số mặt hàng.

(Theo Hồ Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Phần mềm cho hành chính công
  • 3 giải pháp bảo mật mới dành cho DNNVV
  • Truyền thông cộng đồng ở Mỹ - Lấn sân báo lớn
  • Trung Quốc “siết” tìm kiếm trên Google
  • “Presseurop”, báo nước ngoài tốt nhất trên Internet
  • Video game đầu tiên khuyến khích người chơi RỜI khỏi nhà
  • Google Wave sẽ thay thế Email, IM và mạng xã hội?
  • Bùng phát công nghệ nana
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị