Trong chương trình truyền hình trực tiếp “Đối thoại Nhân vật - Sự kiện truyền thông” diễn vào 10 giờ sáng nay, 20/12 trên kênh VTC2, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai đã khẳng định như vậy với quan điểm nếu xét theo tiêu chí về sản phẩm về trí tuệ thì ở Việt Nam hiện nay, trong lĩnh vực CNTT, chúng ta có thể xây dựng một số tập đoàn đạt thương hiệu quốc tế.
Chương trình truyền hình trực tiếp “Đối thoại Nhân vật - Sự kiện truyền thông” diễn vào 10 giời sáng nay, 20/12 trên kênh VTC2, các vấn đề về thực trạng kinh tế ngành CNTT-TT hiện nay, căn cứ cho việc xác định mục tiêu phát triển ngành, làm tiền đề phát triển các ngành khác, những vấn đề trọng tâm, trọng điểm mà Bộ xác định đầu tư để phát triển ngành cũng như việc xây dựng thể chế và chính sách đột phá để phát triển… đã là những nội dung đã được Thứ trưởng Trần Đức Lai giải đáp từ nhiều câu hỏi tâm huyết.
Ngành kinh tế CNTT-TT sẽ là mũi nhọn của đất nước
Câu hỏi đầu tiên mà Thứ trưởng Trần Đức Lai trả lời dường như là một băn khoăn của số đông những ai quan tâm tới sự phát triển, xây dựng CNTT và truyền thông hiện nay: thời gian gần đây chúng ta liên tục nhắc tới việc xác định mục tiêu xây dựng kinh tế ngành CNTT và Truyền thông thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, nhằm phục vụ các mục tiêu khác. Nhưng việc xác định bất cứ một mục tiêu nào cũng phải dựa trên những căn cứ nhất định. Vậy thì đâu là căn cứ cho việc xác định mục tiêu này? Thực trạng hiện nay của kinh tế ngành như thế nào và tại sao chúng ta cho rằng có thể phát triển ngành này để làm tiền đề cho các mục tiêu phát triển khác?
Thứ trưởng Trần Đức Lai khẳng định, một dự án nào cũng phải có căn cứ. Về vấn đề đã đề cập, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định mục tiêu này dựa vào 3 căn cứ.
Thứ nhất, hiện nay, CNTT và Truyền thông đã trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đã đóng một vai trò quan trọng, tích cực trong sự phát triển của xã hội. Đây cũng là mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc đã xếp vào mục tiêu của thiên niên kỷ.
Thứ 2là định hướng, chiến lược lớn của Đảng, Chính phủ.
Thứ 3là căn cứ vào thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam.
“Trong vòng 10 năm trở lại đây các doanh nghiệp Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, nền kinh tế xã hội được củng cố. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng đề án này, đưa CNTT và truyền thông thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, phục vụ các mục tiêu khác” - Thứ trưởng tin tưởng.
Bốn trọng điểm đưa Việt Nam mạnh về CNTT
“Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Viễn thông và CNTT, trong dự thảo có đưa ra 4 giải pháp. Một trong số đó là “Đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm”. Với tư cách là Lãnh đạo Bộ phụ trách mảng phát triển kinh tế ngành và đầu tư, xin Thứ trưởng cho biết đâu là những trọng tâm, trọng điểm mà Bộ xác định đầu tư để phát triển kinh tế ngành?”.
Với câu hỏi này, theo Thứ trưởng Trần Đức Lai, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định 4 trọng điểm lớn nhất.Đầu tiênphải nói tới là nguồn nhân lực. Không có con người, nguồn nhân lực có chất lượng thì rất khó. Nguồn nhân lực CNTT còn phục vụ cho các ngành kinh tế, xã hội khác; Thứ 2là để Việt Nam có cái gì trong tay, và mạnh với thế giới, thì phải có sản phẩm, nền công nghiệp CNTT phát triển mạnh;Thứ 3là tiếp tục phát triển hạ tầng, đa dạng hóa dịch vụ cho người dân. Phát triển băng rộng, cung cấp đa dịch vụ, kéo theo hàng loạt nội dung, nghe nhìn như điện thoại, internet, phát thanh truyền hình. Người dân phải được hưởng thụ vàcuối cùnglà phải có cơ chế, chính sách xây dựng một số tập đoàn mạnh về CNTT có khả năng vươn ra quốc tế.
Theo Thứ trưởng Trần Đức Lai, bốn nội dung đột phá trên là rất quan trọng, bên cạnh đó còn có nhiều chính sách khác nữa như với các doanh nghiệp viễn thông hiện nay, tổng đầu tư năm 2009 là khoảng 60.000 tỷ đồng, là toàn bộ vốn doanh nghiệp tự có, Nhà nước đóng góp chỉ khoảng 5% con số trên...
Đề án Tăng tốc đã chủ trương sẽ phát triển nguồn nhân lực CNTT và xây dựng các tập đoàn CNTT vươn ra thế giới. Nếu so sánh với các tập đoàn mạnh của thế giới với những tiêu chí trước đây như là vốn, quy mô, thương hiệu của doanh nghiệp để lấy làm tiêu chuẩn thì chúng ta rất khó có thể có những tập đoàn mạnh có quy mô thế giới. Hiện giờ trong các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn hàng trăm tỉ đô ở Việt Nam là khó tìm;nhưng nếu xét theo tiêu chí về sản phẩm về trí tuệ thì ở Việt Nam hiện nay, với những tiêu chí này trong lĩnh vực CNTT, chúng ta có thể xây dựng một số tập đoàn đạt thương hiệu quốc tế.
Phát triển công nghiệp phần mềm và CNTT: Cần lắm xã hội hoá
Để phát triển lĩnh vực công nghiệp CNTT, Chính phủ đã có các Quyết định 51, 56 về nội dung đầu tư cho CNTT với quan điểm sẽ hỗ trợ thiết yếu để kích thích phát triển. Theo Thứ trưởng Trần Đức Lai, muốn lĩnh vực phát triển hơn nữa thì cần phải xã hội hoá.
Chính phủ sẽ hỗ trợ về đào tạo. Sẽ có chương trình hỗ trợ đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp và xã hội, hỗ trợ cho dự án khởi động chương trình lớn ở địa phương cho các khu công nghệ để thu hút doanh nghiệp đầu tư. “Các chương trình Nhà nước phê duyệt vừa rồi dù không cụ thể cho từng doanh nghiệp nào nhưng nếu các doanh nghiệp thực hiện theo quyết định 50 thì sẽ thấy rõ sự hỗ trợ của Nhà nước về mã nguồn mở, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực” - Thứ trưởng nói.
(Theo Vnmedia)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com