Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai - Khó nhất là cơ chế phối hợp

Hôm nay 12-12, hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai sẽ diễn ra tại TPHCM. Tại hội nghị này, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (UBBVSĐN) do đồng chí Lê Hoàng Quân (ảnh), Chủ tịch UBND TPHCM làm Chủ tịch cũng sẽ ra mắt. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân về những mục tiêu, biện pháp cụ thể của UB này trong thời gian tới.

PV: Thưa đồng chí, đã từng là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, nay là Chủ tịch UBND TPHCM, có lẽ đồng chí là người hiểu khá rõ tình trạng ô nhiễm môi trường ở lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Đồng chí đánh giá như thế nào về mức độ ô nhiễm ở khu vực này trong thời gian gần đây?

Chủ tịch LÊ HOÀNG QUÂN: Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (HT SĐN) trải rộng trên địa bàn 12 tỉnh, thành trong đó có 7 địa phương nằm trong vùng kinh tế lớn nhất nước là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nguồn nước HT SĐN có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong lưu vực; là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu người dân, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước...

Kết quả nghiên cứu và quan trắc của nhiều chương trình và dự án cho ta một số nhận định tổng quát về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường của lưu vực SĐN như sau: khu vực thượng lưu và trung lưu các sông lớn trong lưu vực chưa bị ô nhiễm, khả năng tự làm sạch rất cao; tuy nhiên tại khu vực hạ lưu, nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm rõ rệt, thậm chí có những khúc sông bị ô nhiễm khá nặng, như sông Thị Vải, các chỉ số quan trắc ô nhiễm ở đây đều vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến vài trăm lần.

Vì vậy, việc thành lập UBBV SĐN là rất cấp thiết để phối hợp giữa các địa phương trong vùng trong việc bảo vệ môi trường.

- Theo đồng chí, liệu có quá muộn không khi bây giờ chúng ta mới đặt vấn đề “cứu” lưu vực HT SĐN?

Chúng ta đặt vấn đề bảo vệ môi trường lưu vực HT SĐN từ khá lâu; từng địa phương trong lưu vực cũng có chung quan điểm phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân có phần do hệ thống pháp luật về môi trường chưa hoàn chỉnh, công tác quản lý còn lơi lỏng; phần khác do nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng ý thức văn hóa, đạo đức trong kinh doanh, làm ăn gian dối, cố tình vi phạm pháp luật mà vụ Vedan là một điển hình…. Tất cả những lý do trên đã làm cho tình hình bảo vệ môi trường lưu vực trở nên cấp bách hơn, thực hiện phải khẩn trương và quyết liệt hơn.

- Với tư cách là Chủ tịch UBBV SĐN nhiệm kỳ đầu tiên, đồng chí cho biết những mục tiêu chính của UBBV SĐN trong nhiệm kỳ này?

Nhiệm vụ của UBBV SĐN là tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện Đề án SĐN; điều phối và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng trong hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thông qua và chỉ đạo việc thực hiện các dự án thành phần, chương trình, kế hoạch hành động 5 năm và hàng năm thuộc Đề án theo nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong lưu vực.

Kiến nghị các bộ, ngành liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án thành phần và các chương trình, dự án khác về bảo vệ môi trường thuộc lưu vực. Kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường lưu vực. Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của Đề án SĐN và các nhiệm vụ khác, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…

Khó khăn lớn nhất hiện nay chính là cơ chế phối hợp; trách nhiệm của các bộ ngành Trung ương và chính quyền các địa phương trong việc thực thi các biện pháp như đã xác định trên.

- Được biết, trước mắt đề án cần khoảng 2.000 tỷ đồng cho việc bảo vệ môi trường lưu vực HT SĐN. Đồng chí có thể cho biết số tiền này sẽ được dùng vào những việc gì và huy động từ những nguồn nào?

Khoản kinh phí này dự kiến dùng để triển khai, thực hiện 16 dự án thành phần trọng tâm của đề án như: thành lập UBBV SĐN; xây dựng Quy chế bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai; xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước chung cho các tỉnh, thành phố trên lưu vực HT SĐN; xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường lưu vực HT SĐN; bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn phục vụ an toàn cho mục đích cấp nước sinh hoạt và bảo vệ cảnh quan đô thị; xây dựng và triển khai vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung tại các đô thị, khu dân cư trên lưu vực HT SĐN…

Nguồn của khoản kinh phí này được huy động từ ngân sách địa phương, ngân sách trung ương, vốn đầu tư của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn lưu vực và sự hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và ngoài nước.

- Xin cám ơn đồng chí.


(Theo SGGP)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Tại Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit: Phát hiện nhiều hành vi vi phạm môi trường
  • Rác thải sinh hoạt đổ đi đâu?, Bài 2: Tái chế rác - những nghi ngại về môi trường
  • Rác thải sinh hoạt đổ đi đâu? Bài 1: Ngổn ngang rác thải sinh hoạt
  • Rác thải cũng “mệt” vì khủng hoảng kinh tế
  • EU muốn loại bỏ bóng đèn dây tóc
  • 3,5 tỷ USD “cứu” một con sông
  • Thu năng lượng từ đại dương
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị