Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit: Phát hiện nhiều hành vi vi phạm môi trường

Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa công bố kết luận thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành Luật Bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit. Theo đó, công ty này đã có nhiều hành vi vi phạm môi trường.

Hoạt động phát sinh nhiều chất thải nguy hại

Với đặc thù sản xuất các loại bulong, ốc vít, pát… nên nguyên liệu sản xuất của Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit (viết tắt Công ty Lidovit) sử dụng rất nhiều hóa chất như thép màu (350 tấn/tháng); hóa chất sử dụng rất nhiều bao gồm silicat (660kg/tháng), kẽm thỏi (2.808kg/tháng), HCl (15.000kg/tháng), NH4Cl (4.880kg/tháng), H3PO­4 (450kg/tháng), HNO­3 (350kg/tháng), Crom xanh (25kg/tháng), Crom 7 màu (720kg/tháng), ZnO (75kg/tháng). Riêng nhiên liệu sử dụng bao gồm dầu DO (6.000 lít/tháng) và dầu lửa (820 lít/tháng).

Do đó, trong chất thải của công ty có chứa rất nhiều các loại chất thải nguy hại. Cụ thể, chất thải có chứa thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải; nhựa trao đổi ion đã bão hòa; dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh 2 cột ion; bùn thải từ quá trình phốt phát hóa; bóng đèn thải; dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; giẻ lau dính dầu hoặc hóa chất; các vật liệu, vật thể màu từ quá trình gia công cơ khí có dính nhớt.

Ngoài ra, trung bình mỗi ngày công ty còn thải ra 300 kg rác thải sinh hoạt và 150-180m³ nước thải.

  • Có xử lý nhưng... chưa đạt

Tại thời điểm kiểm tra tháng 9-2008, đoàn kiểm tra do Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì đã phát hiện dầu mỡ bám dính trên mặt sàn nhà xưởng và mặt đường vận chuyển nội bộ và công ty cũng chưa có biện pháp thu gom, phòng tránh sự cố. Khu vực lưu trữ chất thải nguy hại chưa đúng quy định.

Mặt khác, ván dầu mỡ tách ra trong quá trình xử lý nước thải không có trong danh sách “Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại” và được công ty lưu trữ trong các thùng nhựa để ngoài trời. Công ty đã giải trình ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với Công ty Môi trường đô thị TPHCM. Tuy nhiên, hợp đồng đã hết hạn từ ngày 22-8-2008.

Về chất lượng nước thải sau xử lý, hiện công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải xi mạ ion (áp dụng phương pháp trao đổi ion) có công suất thiết kế 50m3/ngày đêm và hệ thống xử lý nước thải dầu (áp dụng phương pháp tuyền nổi, lắng, lọc) có công suất thiết kế 130m3/ngày đêm. Tuy nhiên, theo công bố của Bộ Tài nguyên - Môi trường về kết quả phân tích 1 mẫu nước thải sinh hoạt và 1 mẫu nước thải sau xử lý cho thấy, chất lượng nước thải tại hai điểm lấy mẫu trên đều không đạt tiêu chuẩn nước thải loại B – loại nước thải do cơ quan chức năng quy định.

Cụ thể chất lượng nước thải sản xuất sau xử lý có nồng độ COD vượt tiêu chuẩn cho phép 2,08 lần; SS vượt 1,98 lần; N-NH3 vượt 11,88 lần; tổng Nitơ vượt 4,07 lần và tổng Coliform vượt 8,6 lần. Còn nước thải sinh hoạt có COD vượt tiêu chuẩn cho phép 2,96 lần; BOD5 vượt 2,2 lần; SS vượt 1,75 lần; N-NH3 vượt 1,32 lần và tổng Coliform vượt 15 lần.

Không dừng lại đó, từ khi đi vào hoạt động từ năm 1988 đến nay, công ty chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan chức năng phê duyệt. Công ty đã giải trình đã thực hiện giám sát chất lượng nước thải 4 lần/năm nhưng chưa gửi báo cáo về cơ quan chức năng theo yêu cầu tại công văn số 300/UBMT của Ủy ban nhân dân TPHCM.

  • Có thể đình chỉ hoạt động của Công ty Lidovit?

Theo ông Nguyễn Thanh Phương, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Đông Nam bộ, căn cứ vào những hành vi vi phạm trên, hiện Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường đã chuyển hồ sơ vi phạm của Công ty Lidovit sang Sở Tài nguyên -  Môi trường TPHCM để lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Thanh tra bộ yêu cầu công ty phải khắc phục ngay các vi phạm nêu trên, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM theo quy định. Nếu công ty không nghiêm túc chấp hành sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định Luật Bảo vệ môi trường.

Trong đó, ngoài biện pháp xử phạt, khắc phục ô nhiễm còn có thể bị tạm thời đình chỉ hoặc cấm hoạt động.


(Theo SGGP)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai - Khó nhất là cơ chế phối hợp
  • Rác thải sinh hoạt đổ đi đâu?, Bài 2: Tái chế rác - những nghi ngại về môi trường
  • Rác thải sinh hoạt đổ đi đâu? Bài 1: Ngổn ngang rác thải sinh hoạt
  • Rác thải cũng “mệt” vì khủng hoảng kinh tế
  • EU muốn loại bỏ bóng đèn dây tóc
  • 3,5 tỷ USD “cứu” một con sông
  • Thu năng lượng từ đại dương
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị