Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đức chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải đô thị

Ngày 19/8/2008, tại Hà Nội, đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và Đức đã tham gia hội thảo khoa học "Quản lý chất thải đô thị theo phương thức tổng hợp với mô hình bán tập trung”.

Hội thảo do viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, thuộc trường Đại học Xây dựng Hà Nội, phối hợp với Trường Đại học Kỹ thuật tổng hợp Darmstad của Đức tổ chức.

Đây là hoạt động nằm trong dự án hợp tác nghiên cứu khoa học đa ngành giữa Việt Nam và Đức từ 2008 đến 2011, nhằm tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu và bền vững trong quản lý chất thải rắn và lỏng cho các khu đô thị ở Việt Nam, trong đó có nghiên cứu điển hình ở thành phố Hà Nội.

Giáo sư, Tiến sĩ Peter Cornel, Trưởng dự án, cho rằng dự án đề cập đến vấn đề còn bỏ ngỏ ở Hà Nội cũng như các khu đô thị khác là xử lý chất thải. Hiện nay mới chỉ có một lượng nhỏ nước thải được xử lý mà phương tiện làm sạch sơ bộ phổ biến nhất vẫn là các bể tự hoại đặt dưới nền nhà và được xả trực tiếp ra môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm amôni trong nước ngầm cao, gây nhiễm bẩn nguồn nước cấp cho sinh hoạt, ảnh hưởng sức khoẻ người dân.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, cho biết dự án hướng tới việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải tổng hợp, theo mô hình bán tập trung, kết hợp nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có và tích hợp những hệ thống quản lý chất thải mới cho các khu đô thị mới ở thành phố Hà Nội mở rộng.

( Nguồn: TTXVN )

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Cung cấp năng lượng Việt Nam đi ngược chiều thế giới
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Tăng cường phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Quan tâm phát triển năng lượng tái tạo
  • Phương pháp loại trừ asen ra khỏi nước sinh hoạt
  • Sản xuất bể xử lý nước thải bằng composite
  • Chế tạo nguyên liệu xử lý nước thải từ đất sét
  • Bóng đèn ozon vừa tiết kiệm điện vừa diệt khuẩn
  • Khí CO2 có thể trở thành nhiên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị