Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Kỳ 1)

Tạp chí công nghệ Focus của hãng truyền hình Anh BBC số tháng 3-2009 đã chọn và giải đáp “101 câu hỏi hay nhất mọi thời đại”. Trang Khoa học & Đời sống xin trích giới thiệu.
 

1. Khi gặp mưa bão có sấm sét, đứng đâu là an toàn nhất?

Ảnh: lathamstudio


Những vật thể cao, nhọn đứng trơ trọi trong khoảng không gian mở có nhiều khả năng bị sét đánh nên chúng chẳng an toàn tí nào. Thỉnh thoảng, khu đất trống cạnh một ngọn cây cao có thể bị sét đánh trúng. Xe hơi hoặc bất kỳ kết cấu kim loại nào bít bùng sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất khi gặp sấm sét. Nếu không thì hào, hầm hoặc nhóm cây bụi với chiều cao đồng đều sẽ “thà có còn hơn không”. Tránh xa những khu vực tiếp giáp giữa đất liền và sông (suối, biển); đá và đất; cây cối và cánh đồng. Ngoài ra, nên giữ cự ly ít nhất 5 m đối với vật thể kim loại hoặc người khác bởi tia sét thường “nhảy” từ vật thể này sang vật thể khác.


2. Tại sao trẻ sinh đôi đồng trứng lại có dấu vân tay khác nhau?
 

Mặc dù có cùng ADN nhưng các cặp song sinh đồng trứng không giống hệt nhau về mặt cấu trúc tế bào, bởi không phải mọi đặc điểm hình thể đều do hệ gien qui định. Dấu vân tay được hình thành một cách bán ngẫu nhiên khi bào thai phát triển trong bụng mẹ và bị chi phối bởi các yếu tố, chẳng hạn sự trồi sụt của hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Tương tự, vết tàn nhang hoặc nốt ruồi trên da được hình thành từ những đột biến ngẫu nhiên và sẽ không giống nhau ở trẻ sinh đôi đồng nhất.


3. Nhân loại tiếp tục cao nữa?
 

Chiều cao trung bình của con người đang tiếp tục tăng lên nhờ chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, những người cao trên 1m88 có nhiều khả năng bị các chứng bệnh về lưng. Khi cơ thể cao hơn 2,03 m, tim sẽ phải căng sức để bơm máu đi khắp cơ thể.


4. Tại sao tôi cảm thấy lạnh run khi phát sốt?
 

Cơn sốt xuất hiện khi cơ thể tăng bộ phận bình ổn nhiệt độ – nằm ở vùng não điều khiển thân nhiệt. Khi tập luyện nặng hoặc trời nắng nóng, thân nhiệt của bạn có thể tăng nhưng nhiệt độ trong cơ thể vẫn ở mức khoảng 36,80C. Khi bạn cảm thấy nóng, vùng não kiểm soát thân nhiệt sẽ cố gắng điều chỉnh bằng cách tiết ra mồ hôi và tăng cường máu lưu thông đến da. Nhưng khi cơ thể bị sốt, đó là do bộ phận bình ổn nhiệt độ tăng lên. Điều này có nghĩa thân nhiệt của bạn lúc này ở dưới mức 36,80C nên bạn cảm thấy lạnh run – khi đó cơ thể đang cố gắng kéo thân nhiệt lên. Thân nhiệt cao hơn mức bình thường một chút có thể giúp chống nhiễm trùng bằng cách tăng tốc sản xuất tế bào bạch cầu và làm chậm quá trình sản sinh vi khuẩn.
 

Ảnh: NASA


5. Tại sao chúng ta không thể “vá” lỗ thủng trên tầng ozone bằng khí ozone nhân tạo?
 

Lỗ thủng của tầng ozone Trái đất trên Nam Cực thường đạt cực đại vào tháng 9 hằng năm (theo Tổ chức Khí tượng thế giới, năm ngoái nó vượt ngưỡng 25 triệu km2). Để “vá” lỗ thủng khổng lồ này, cần phải dùng đến hàng chục triệu tấn khí ozone. Chỉ tính chi phí chế tạo ra lượng khí này, chưa nói đến tiền công “vá”, là vô cùng đắt đỏ.

(còn tiếp)

(Theo CTO/ Focusmag)

  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Kỳ 2)
  • Suy thoái kinh tế cản trở cắt giảm khí thải CO2
  • 7 xu hướng công nghệ năm 2009
  • Vì một hành tinh “thông minh” hơn
  • 70% diện tích của “Hành tinh xanh” đã lộ diện
  • "Cha đẻ" sinh sản vô tính ở Mỹ từ trần
  • Nước - nguy cơ khủng hoảng mới cho toàn cầu
  • Những phát minh vì con người năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị