Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

40.000 tấn bụi vũ trụ lao vào Trái đất mỗi năm

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Đức và Mỹ, hiện mỗi năm có khoảng 40.000 tấn bụi vũ trụ tấn công Trái đất. Lượng “mưa vũ trụ” này đã tăng so với con số xấp xỉ 30.000 tấn/năm trong những năm trước.

Để tính được khối lượng này, các nhà khoa học của Đài thiên văn Lamont-Doherty thuộc Đại học tổng hợp Columbia (New York, Mỹ) và Viện Nghiên cứu Địa cực và Hàng hải Alfred-Wegenr (Bremen, Đức) đã phân tích hàm lượng chất đồng vị helium (He-3) trong các hạt vũ trụ tìm thấy trong mẫu băng ở Nam Cực.

Các hạt vũ trụ thu nhận các nguyên tử helium khi tiếp xúc với gió mặt trời và mang chất đồng vị rất hiếm này xuống Trái đất. Nồng độ He-3 trong bụi vũ trụ cao gấp 5.000 lần so với bụi có nguồn gốc từ mặt đất.

Gió mặt trời là hiện tượng vật lý xảy ra trong khoảng không gian giữa các hành tinh, trong đó các hạt mang điện bắn ra từ Mặt trời tuy có mật độ thấp (10 hạt/cm3) nhưng bay với tốc độ siêu thanh (400 - 800 km/s). Gió mặt trời chủ yếu gồm các hạt electron, proton và nhân của helium.

Khi so sánh nồng độ He-3 này với nồng độ He-4 có nhiều trên Trái đất, các nhà khoa học lần đầu tiên đã theo dõi được sự thay đổi theo thời gian của các luồng helium giữa các giai đoạn đóng băng và ấm lên ở Nam Cực.

Các phát hiện này còn có thể giúp các nhà khoa học giải thích được các số liệu về khí hậu khi khoan thăm dò sâu dưới các lớp băng và trầm tích đại dương.

(*) Khi một hạt bụi vũ trụ lao vào Trái đất, nó sẽ nóng lên do ma sát với bầu khí quyển và bốc cháy hoàn toàn, phát sáng, gọi là sao băng. Hiện tượng này diễn ra rất nhanh trong bầu trời, thường không đầy một giây. Người ta có thể quan sát hiện tượng sao băng vào ban đêm. 

Sao băng xuất hiện nhiều trong một số thời điểm trong năm và có thể quan sát hàng trăm sao băng trong một giờ, nhất là khi Trái đất đi qua một đám mây các hạt sót lại từ một sao chổi.

Chỉ các hạt lớn nhất mới có thể vượt qua bầu khí quyển để rơi xuống mặt đất, khi đó gọi là thiên thạch.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị