Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

NASA nghiên cứu sự hình thành các cơn bão lớn

Từ ngày 15.8.2006, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) bắt đầu tiến hành một chương trình nghiên cứu những biến đổi khí tượng tại châu Phi, được coi là nguyên nhân gây nên những cơn bão lớn, trong đó đa số đổ bộ vào Mỹ.

Trong mùa bão, trải dài từ ngày 1.6 đến 30.11, những cơn áp thấp nhiệt đới xuất phát từ châu Phi sẽ mạnh lên khi di chuyển qua bề mặt Đại Tây Dương, trở thành các cơn bão nhiệt đới và có sức tàn phá khủng khiếp. Những thiệt hại lớn về người và của do bão gây ra khiến NASA phải tiến hành một chiến dịch quan sát, mang tên Các phân tích đa quy luật gió mùa châu Phi (NAMMA), diễn ra trong một tháng tới tại các vùng bờ biển của Senegal.

Cuộc điều tra sẽ giúp các chuyên gia dự báo khí tượng thuỷ văn hiểu rõ bản chất của những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp và cảnh báo kịp thời. Một cơn bão lớn hình thành phải có đủ các điều kiện: Nhiệt độ cao tại đại dương, độ ẩm cao trong tầng đối lưu (troposphere, lớp khí quyển giữa mặt đất và độ cao từ 8-15 km), các cơn gió ở mọi độ cao và sự xuất hiện một đợt áp thấp nhiệt đới. Trong khoảng 1/5 các trường hợp, một nhiễu loạn nhiệt đới nhỏ ở vùng bờ phía Tây châu Phi cũng có thể mạnh lên thành một hệ thống áp thấp với các cơn gió tương đối nhẹ, vượt qua tốc độ 63 km/h và cộng hưởng để hình thành một cơn bão Đại Tây Dương lớn với tốc độ gió trên 117 km/h. Theo TS Edouard Zipser, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Utah (Mỹ), các nhà khoa học hiện mới chỉ ghi nhận sự hình thành của một cơn bão lớn khi họ quan sát được nó chứ chưa thể dự báo một nhiễu loạn nhỏ có khả năng mạnh lên thành bão.

Muốn hiểu rõ sự hình thành một cơn bão lớn đòi hỏi các phương pháp thuộc mọi cấp độ từ nhỏ đến lớn, từ tìm hiểu những hạt bụi nhỏ li ti đến những giọt mưa, sự hình thành các đám mây và các luồng không khí trải dài hàng trăm km. Để xác định các yếu tố góp phần phát triển các cơn bão nhiệt đới, tên gọi chung của áp thấp nhiệt đới, bão và bão lớn, các nhà nghiên cứu sẽ thông qua các số liệu vệ tinh, các thông tin từ các trạm quan sát khí tượng… Một máy bay được trang bị các công cụ tính toán những thay đổi trong khí quyển nhằm phát hiện các vùng có nhiều khả năng hình thành sự nhiễu loạn.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng hy vọng hiểu thêm về vai trò của các khối khí cực khô, thường rất bụi, hình thành trên sa mạc Sahara từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu và thường di chuyển tới Đại Tây Dương.

Năm 2004, 4 cơn bão lớn đã gây ảnh hưởng tới Florida. Năm 2005, New Orleans và các vùng khác bị tàn phá bởi các cơn bão Katrina, Rita và Wilma. NAMMA sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các nhiễu loạn khí quyển có thể dẫn tới hình thành một cơn bão lớn nhằm đề phòng thảm hoạ.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị