Các nhà nghiên cứu Đức và Pháp vừa công bố phát hiện mới về lớp verni của câu đàn vĩ cầm huyền thoại Stradivarius, theo đó âm thanh hoàn hảo có được không phát ra từ lớp véc-ni sáng bóng này.
Các nhà khoa học trên thế giới không ngừng tranh cãi về bí kíp tạo ra âm thanh tuyệt vời của những cây đàn do nghệ nhân người Italy Antonio Stradivari làm ra. Có người cho cây đàn được tạo ra từ một loại gỗ đặc biệt, người thì cho do chất keo dính. Một số nhà bác học lại cho rằng Stradivari sử dụng một loại chất khoáng đặc biệt để giết các con mọt và nhờ thế âm thanh hay hơn. Phần đông ý kiến tập trung vào các thành phần chưa thể xác định nằm trong lớp verni sáng bóng.
Các nhà nghiên cứu của ĐH Cambridge khẳng định chính lớp verni đỏ tạo nên bí quyết âm thanh réo rắt của cây đàn. Năm 1988, một nhóm nghiên cứu phân tích mẫu verni từ một cây cello sản xuất năm 1711, phát hiện một lớp verni cực mỏng có thành phần hóa học giống loại tro núi lửa dùng để sản xuất xi măng ở Bắc Italy. Có lẽ Stradivari đã trộn tro này với lòng trắng trứng gà và nước để tạo nên thùng đàn có âm thanh huyền diệu.
Lớp véc - ni của cây vĩ cầm lừng danh được làm từ dầu và nhựa thông.
Tuy nhiên, sau nhiều năm dày công nghiên cứu và tìm hiểu những lớp véc-ni của cây đàn Stradivarius, các nhà khoa học Pháp và Đức vừa công bố tìm ra được sự thật về lớp véc-ni bóng và thật thú vị, âm thanh réo rắt của cây đàn có được không phải từ lớp verni.
Nghệ nhân bậc thầy tạo ra cây đàn vĩ cầm lừng danh đã sử dụng hai vật liệu vô cùng bình thường và phổ biến ở thế kỷ 18 trong quá trình tạo ra cây vĩ cầm: dầu và nhựa thông.
Kỹ sư hóa học thuộc bảo tàng Paris's Museum of Music, Jean-Philippe Echard, cho biết: “Sau bốn năm tìm hiểu, tôi nhận thấy lớp sơn mài không hề ảnh hưởng đến âm thanh. Chúng tôi đã tìm ra chất nhuộm màu đỏ trên lớp véc-ni. Stradivari sử dụng các màu sắc khác nhau, những hiệu ứng hình ảnh khác nhau để làm cho lớp sơn có diện mạo thật đặc biệt. Thực tế, ông không hề sử dụng chất liệu nào quá bí mật, chỉ đơn giản Antonio là một người nghệ nhân tài năng và tỷ mẩn với công việc. Và có thể ông sử dụng một loại gỗ đặc biệt để tạo ra cây đàn”.
(Theo Báo Đất Việt/AFP)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com