Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Giải mã" giai điệu từ đàn chim đậu trên dây điện

Một nhạc sĩ đã chứng minh anh ta thực sự là người am hiểu về các giai điệu do những chú chim tạo ra, không phải bằng giọng hót của chúng mà bằng việc …chúng đậu như thế nào.

    Các nhạc sĩ thường lấy cảm hứng cho các tác phẩm của mình dựa trên giai điệu tạo ra bởi giọng hót của những chú chim không phải là một điều gì đó lạ lẫm, nhưng từ vị trí của chúng khi đậu trên các dây điện ven đường mà có thể tạo ra một điệu nhạc thì lại là một việc hoàn toàn khác biệt.

    Đối với những người bình thường thì hình ảnh những chú chim đậu trên các đường dây điện thoại ven đường chẳng có gì đặc biệt, nhưng đối với một số người khác thì đó lại là cảm hứng vô giá cho sự sáng tạo của họ.

Mỗi chú chim tương ứng với vị trí của một nốt nhạc trên khuông nhạc. 

    Khi nhìn thấy một bức ảnh chụp những chú chim đang đậu trên đường dây điện trong một tờ báo thì Jarbas Agnelli, 46 tuổi, một nhạc sĩ người Braxin đã chú ý và phát hiện ra rằng vị trí của mỗi chú chim tương ứng với vị trí của một nốt nhạc trên khuông nhạc của một bản nhạc. 

    Điều này khiến anh đặc biệt chú ý và đã thử đánh dấu lại vị trí của chúng và thật bất ngờ là những vị trí này tạo thành một giai điệu hoàn chỉnh. Ngay lập tức những nốt nhạc vô tình này trở thành cảm hứng sáng tạo cho anh để viết nên một bản nhạc hoàn chỉnh.

Cảm hứng sáng tạo cho nhạc sĩ người Brazil viết  một bản nhạc hoàn chỉnh. 

    Anh cho biết: “Tôi đã cắt bức ảnh đó từ tờ báo và quyết định viết một bản nhạc dựa trên những giai điệu cơ bản mà những chú chim này đã vô tình tạo ra. Tôi biết điều đó thật là khác thường nhưng tôi thật sự tò mò muốn nghe giai điệu được tạo ra một cách ngẫu nhiên này”.

Giai điệu này được tạo ra là do chính việc “phiên dịch” các vị trí đậu của những chú chim. 

    Để hoàn thành bản nhạc anh đã sử dụng các nhạc cụ là mộc cầm, kèn fagot, kèn ô –boa và clarinet. Anh đã rất cố gắng để có thể viết ra được một bản nhạc hoàn chỉnh từ giai điệu sẵn có đó. 

    Anh nói: “Những giai điệu tuyệt vời này không phải là từ sự sáng tạo của tôi mà là ý tưởng của những chú chim. Vị trí đậu của chúng chính xác là vị trí của các nốt nhạc trên bảnnhạc. Giai điệu này được tạo ra là do chính việc “phiên dịch” các vị trí này”

    Sau khi hoàn thành bản nhạc, Jarbar đã đưa tác phẩm của mình lên một trang web cộng đồng để chia sẻ, và rất nhanh sau đó nó đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đến các nghệ sĩ, nhạc sĩ khác. Rất nhiều người đã tỏ ý khen ngợi trước phát hiện của anh, cũng như tán thưởng giai điệu của bản nhạc.

    Một trong số họ đã nhận xét: “Tôi yêu những giai điệu được con người sáng tạo từ những cảm hứng tự nhiên này. Bản nhạc này thật sự là một điều tuyệt vời.”

    Jarbas cũng gửi bản nhạc, kèm theo video đến cho nhiếp ảnh gia đã chụp bức ảnh đó và ngay chính người này cũng rất kinh ngạc cũng như thán phục trước phát hiện của anh.

    Những giai điệu này thêm một lần nữa cho thấy khả năng sáng tạo của con người là vô hạn và thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận nhất và tuyệt vời nhất.

(Theo VTC/AGO)

  • Phát hiện mới về loài đại bàng khổng lồ tấn công con người
  • Chú vẹt chỉ nhỏ bằng ngón tay cái
  • Không còn bị hắt hơi vì phấn hoa
  • Động vật đi lại hằng ngày càng nhiều thì sinh càng nhiều con
  • Hiệu quả của mật ong với các nước trộn salad
  • Hướng đi mới cho “cuộc cách mạng” ánh sáng
  • Khám phá ra một loại laze mới
  • Truyền dữ liệu chuyến bay không cần hộp đen
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị