Nếu chúng ta có thể tạo ra mưa trong những tình huống như vậy thì chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích to lớn. Việc này thật giống như một giấc mơ.
Trên thực tế, các nỗ lực nghiên cứu khoa học nhằm biến giấc mơ này thành hiện thực đã được bắt đầu từ khoảng 120 năm trước đây. Thế nhưng mãi tới gần đây, Hàn Quốc mới thành công trong việc làm ra cơn mưa nhân tạo đầu tiên của mình.
Bắt đầu từ 11 giờ ngày 30/3, một máy bay lên thẳng hạn nhẹ, 6 chỗ, đã cất cánh từ sân bay Cheongju. Chiếc máy bay này chở hai nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu khí tượng quốc gia và bay khoảng một tiếng rưỡi tới một khu vực cách 10km về phía Đông Nam Gwangdong Dam ở thành phố Taebaek, tỉnh Gangwon.
Sau khi một nhà nghiên cứu đã quan sát cẩn thận máy kiểm tra thời tiết và phát lệnh “châm lửa” thì các phân tử iodua bạc kết hạt bắt đầu được phun ra từ hai máy bay. Khoảng 20 phút sau khi chiếc máy bay, bay ở độ cao 3km, hướng về phía Tây Bắc, Đông Nam khoảng 4 lần phun tất cả 600 gram iodua bạc vào trong không khí, mưa bắt đầu rơi.
Tuy chỉ là một lượng mưa nhỏ đo được khoảng 0,5mm, nhưng đây lại là một thời điểm lịch sử đối với Hàn Quốc khi được chứng kiến trận mưa nhân tạo đầu tiên. Vậy làm thế nào để có thể tạo ra mưa?
Gieo hạt giống mưa trên các đám mây
Nguyên tắc cơ bản của mưa nhân tạo là gieo các "hạt giống mưa" trên các đám mây. Hay nói cách khác, khi những chất xúc tác như iodua bạc, băng khô và nito lỏng được phun vào mây, hơi ẩm trên các đám mây sẽ bám vào các “hạt giống mưa” này và chuyển thành hạt mưa.
Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng không thể thiếu khi tiến hành làm mưa nhân tạo, đó là những đám mây nhân tạo - những đám mây mang hơi nước. Nghĩa là phải có những đám mây chưa đủ hơi nước.
Với công nghệ hiện này, con người vẫn không thể làm mưa nhân tạo khi không có đủ mây, hay chỉ có những đám mây “ấm”.
Lịch sử lâu dài
Nỗ lực làm mưa nhân tạo của con người có lịch sử lâu dài, bắt đàu từ những năm 1990 của thế kỷ 19.
Lúc đó, các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng súng đại bác và chất nổ để tiến hành những thí nghiệm mưa nhân tạo. Tuy nhiên, mãi sau này, vào năm 1946, cuộc thí nghiệm làm mưa nhân tạo đầu tiên của thế giới mới thực sự thành công.
Tiến sỹ Vincent j.Schaefer, người đã phát hiện thấy rằng “chứa băng không trong một tủ lạnh đầy hơi nước sẽ tạo ra những hạt băng nhỏ”, đã leo lên đỉnh của dãy núi Berkshire ở Massachusetts, Mỹ, và phun băng khô vào các đám mây. Kết quả là ông đã thành công trong việc làm mưa nhân tạo.
Kể từ sau thí nghiệm đó, đã có tất cả 43 nước trên thế giới đã thành công trong việc làm mưa nhân tạo.
Trung Quốc là một ví dụ điển hình.với 35.000 nhân viên và 34 máy bay chuyên dụng , Trung Quốc đã gây mưa nhân tạo thành công trước lễ khai mạc và bế mạc Olympics Bắc Kinh 2008 nhằm mục đích làm quang bầu trời cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này.
So với Trung Quốc thì Hàn Quốc mới chỉ bắt đầu những bước chập chững đầu tiên trong lĩnh vực mưa nhân tạo.
Năm 1995, Hàn Quốc mới bắt tay vào nghiên cứu và mới chỉ làm mưa nhân tạo thành công lần đầu tiên vào tháng 3 vừa qua. Tuy nhiên, cho dù khởi đầu muộn so với các nước khác, nhưng Hàn Quốc vẫn có nhiều cơ hội để trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực này.
.
Vẫn chưa có phương pháp hoàn hảo
Có nhiều phương pháp để gieo hạt giống mưa vào các đám mây, chẳng hạn như phun chất xúc tác vào các đám mây từ máy bay, sử dụng luồng không khí trên các dãy núi hoặc nạp chất xúc tác gây mưa vào các quả tên lửa và phóng nó vào mây…
Tuy nhiên không có một phương pháp nào trong số này là hoàn hảo cả. Hạn chế lớn nhất là không thể thiếu các đám mây và sẽ không thể tạo ra mưa ở tất cả các khu vực.
Hiện nay, Hàn Quốc đã thành công trong việc vượt qua những hạn chế và địa lý và có thể tạo ra mưa trên khắp diện tích đất liền của mình. Nếu được trang bị các kiểu máy bay thử nghiệm chuyên dụng và các thiết bị cần thiết khác, họ có thể đạt đựơc nhiều thành công quan trọng trong lĩnh vực làm mưa nhân tạo./.