Chẳng bao lâu nữa các chủ xe ô tô trên toàn thế giới có thể được ngao du bằng chiếc xe có lốp xe được làm từ cây với giá rẽ hơn, bền hơn và tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng hơn.
Các nghiên cứu gia ngành gỗ thuộc Trường Đại học Oregon State đã đem lại nhiều kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên về tiềm năng của xenluloza vi tinh thể (microcrystalline cellulose) – một sản phẩm có thể được chế tạo dễ dàng từ hầu hết sợi cây nào để phần nào thay thế silic dyoxit làm “chất độn tăng cường” trong ngành sản xuất lốp cao su.
Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phương pháp này có thể làm giảm năng lượng cần thiết để sản xuất lốp xe, giảm chi phí và chịu được sự tích tụ nhiệt tốt hơn. Các cuộc thử nghiệm trước đây cho thấy rằng, những sản phẩm như thế sẽ có lực bám có thể so sánh được trên mặt đường lạnh hoặc ẩm, và thậm chí tiết kiệm nhiên liệu hơn các lốp xe thông thường trong thời tiết nóng.
Li cho biết rằng: “Điều này đem lại 1 thế hệ lốp xe ô tô mới, một trong những thay đổi cơ bản để
Sợi xenluloza đã được sử dụng làm chất độn tăng cường trong một số loại cao su và phụ tùng ô tô như dây an toàn, ống vòi, và trong vật liệu cách điện nhưng chưa bao giờ được sử dụng trong lốp xe, vì người ta thích sử dụng cacbon đen và silic dyoxyt hơn. Tuy nhiên, cacbon đen được làm từ 1 loại dầu rất đắt, và quá trình sản xuất silic dyoxyt lại tốn kém
năng lượng. Cả 2 sản phẩm này đều rất đậm đặc và giảm hiệu quả sử dụng nhiên liệu của ô tô.
Trong cuộc nghiên cứu về các loại chất độn tăng cường mới có giá thành rẽ, dễ tìm, nhẹ và có thể tái tạo, các chuyên gia của Trường Đại học Oregon State đã quay sang xenluloza vi tinh thể – một loại xenluloza tinh thể có kích thước bằng vi kế với cấu trúc được sắp xếp cực kỳ chặt chẽ. Nó được tạo ra trong quá trình sản xuất axit hydro giá thành thấp.
(Theo Snowwhite (Bio-medicine) // Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com