Thùng chứa chất thải hạt nhân làm từ gốm zi-ri-con chỉ có thể nhốt phóng xạ sau 1.400 năm, ngắn hơn nhiều so với 241.000 năm theo tính toán trước đây.
Trước đây người ta vẫn cho rằng chất liệu gốm zircon là giải pháp tốt nhất để chế tạo ra những công-ten-nơ lưu giữ plutonium.
Plutonium là loại chất thải hạt nhân mà theo các nhà khoa học phải sau hàng chục nghìn, thậm chí là hàng trăm nghìn năm sau khi chôn vùi mới có thể được coi là không còn nguy hiểm đối với con người.
Nhưng các nhà khoa học thuộc trường Đại học
Theo các nhà khoa học, do sự phân hủy của plutonium, các phân tử Alpha phát ra với năng lượng cao, tác động lên cấu trúc của thùng công-ten-nơ chứa chất thải làm giảm độ bền của thùng chứa.
Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân, một kỹ thuật để đánh giá cấu trúc nguyên tử của vật chất, quan sát xem tác động của plutonium-239 ảnh hưởng thế nào đến zircon tự nhiên. Ban đầu các nhà khoa học cho rằng mỗi phân tử plutonium chỉ va vào khoảng 1000-2000 nguyên tử zircon, nhưng trên thực tế khoảng 5.000 nguyên tử zircon bị tác động.
Từ kết quả này, các nhà khoa học ước tính một thùng chứa chất thải hạt nhân bằng chất liệu gốm zircon tổng hợp có thể bắt đầu rò rỉ phóng xạ sau 1.400 năm, một quá trình quá ngắn so với tính toán trước đây cho rằng chất liệu gốm có thể lưu giữ được chất plutonium-239 trong vòng 241.000 năm.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com