Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ: Chế tạo hệ thống súng đại bác kỹ thuật cao

Hệ thống vũ khí mới có tên gọi là Non-Line-of-Sight Cannon (NLOS Cannon) và sẽ là loại ấn tượng nhất trong số những loại súng đại bác từng được thiết kế. Nó sẽ hoạt động hoàn toàn tự động và có thể bắn 6 loạt đạn mỗi phút.

Súng NLOS-Cannon là một phần của chương trình hiện đại hoá các hệ thống chiến đấu tương lai của Quân đội Mỹ...

Các phòng thí nghiệm quốc gia Sandia (Sandia National Laboratories) ở California đang cải tiến một bộ súng đại bác tự động cỡ lớn và có trọng lượng nhẹ cho quân đội Mỹ. Đây là một chương trình tiên tiến nhằm thiết kế loại súng đạt trình độ kỹ thuật cao.

Hiện nay, quân đội Mỹ sử dụng hơn 20 loại súng đại bác tự động, chủ yếu là súng bắn máy bay  hoặc hỗ trợ bộ binh và các đơn vị cơ giới hoá. Chiếc Self-Propelled Howitzer 8 inch (203mm) là loại súng bắn đạn trái phá tự động lớn nhất.

Hệ thống vũ khí mới hiện đang được chế tạo có tên gọi là Non-Line-of-Sight Cannon (NLOS Cannon). Nó hoạt động hoàn toàn tự động và có thể bắn 6 loạt đạn mỗi phút.

Quân đội Mỹ mong muốn loại phương tiện mới này hoạt động nhanh và có trọng lượng nhẹ để có thể vận chuyển 3 chiếc trên một máy bay chở hàng loại C-17 chuyên dụng trong chiến trường. Sandia đang nghiên cứu điều chỉnh nghiêm ngặt hệ thống đánh lửa bằng laze, một hệ thống mấu chốt của súng NLOS-Cannon.

NLOS-Cannon là một phần của hệ thống chiến đấu tương lai (Future Combat Systems- FCS ), một chương trình hiện đại hoá cho quân đội Mỹ. Loại súng đại bác này sẽ là sản phẩm của sự hợp tác giữa BAE Systems, một bộ phận của Công ty Boeing và phòng thí nghiệm Ban an ninh hạt nhân quốc gia Sandia.

Bộ phận đánh lửa bằng laze

Hệ thống đánh lửa bằng Laze do Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật và Chế tạo Vũ trang (ARDEC) cùng hợp tác với Công ty Kigre chế tạo. Bộ phận này được đặt ở mặt sau ổ súng đại bác. Ở đó, một tia laze được đánh lửa thông qua khoá nòng được mở để đánh điện và phóng tới một vỏ pháo. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nipun Bhutani, giám đốc dự án NLOS-Cannon cho biết trong cuộc thử nghiệm mẫu đầu tiên, lực dội lại và sự va đập của quá trình nã đạn đã làm cho khả năng quan sát bị giảm hiệu quả.

Ông phát biểu: “Hệ thống đánh lửa bằng laze hoạt động tự động, nhanh và chính xác hơn nhiều so với phương pháp cơ giới, đồng thời nó cũng an toàn hơn”. “Tuy nhiên rõ ràng nó không phải là giải pháp lâu dài nếu không duy trì được độ tin cậy”.

Thay vì huỷ bỏ khái niệm đánh lửa bằng laze để ủng hộ cho cơ chế đánh lửa cơ giới truyền thống, quân đội Mỹ đã kêu gọi các chuyên gia ở Sandia xử lý vấn đề va đập xung quanh nhiều bộ phận.

Hệ thống cách ly giảm lực rung khi nổ súng

Để giảm lực rung sinh ra khi nổ súng, Sandia và ARDEC đã cùng đề xuất một hệ thống cách ly giữa laze và khoá nòng. Hệ thống cách ly giảm lực rung được sử dụng rộng rãi để ngăn các thiết bị dễ bị tác động khỏi bị rung giật do môi trường của chúng gây ra. Các ví dụ điển hình như cách ly đồ thí nghiệm dễ vỡ khỏi bị lực rung sinh ra từ nền nhà hay cách ly thân xe hơi và máy bay không bị rung vì hoạt động của động cơ.

Sandia, cùng với sự hợp tác của BAE Systems và ARDEC đang cải tiến một hệ thống cách ly cho súng đại bác NLOS Cannon. Hệ thống đó hoạt động như một bộ lọc nhằm giảm hẳn lực rung giật.

Bên cạnh hệ thống cách ly, các nhà nghiên cứu Sandia sẽ tiến tới nghiên cứu thử nghiệm bộ phận đánh điện laze có chất lượng tốt hơn.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị