Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao cánh tay đu đưa khi đi bộ?

Các nghiên cứu gia y sinh học cho biết rằng, họ có thể giải thích lý do vì sao chúng ta đu đưa cánh tay khi đi bộ, một thói quen từ lâu đã khơi gợi sự tò mò của các khoa học gia.

 

Việc đu đưa cánh tay cũng có giá trị của nó. Chúng ta cần các cơ bắp để làm được việc này và chúng ta cần cung cấp năng lượng ở dạng thức ăn cho những cơ đó. Vậy lợi ích của việc này là gì?

Các chuyên gia cho biết rằng, có ít nhiều cuộc tranh luận cho rằng việc đu đưa cánh tay là một di tích tiến hoá từ khi chúng ta đi bằng 4 chân.

Nhưng các chuyên gia đến từ Mỹ và Netherlands đặt nghi vấn về vấn đề này.

Họ đã xây dựng 1 mô hình cơ học để nghiên cứu những động lực của việc đu đưa cánh tay và sau đó tuyển dụng 10 tình nguyện viên. Họ yêu cầu những người này đu đưa cánh tay bình thường khi đi bộ, và đu đưa cánh tay khác thường bằng cách khoanh 2 tay lại hoặc kẹp chặt vào 2 bên sườn.

Phí tổn trao đổi chất của hoạt động này xuất phát từ việc hao phí khí oxy và sản sinh khí CO2 khi chúng ta hít thở.

Các nghiên cứu gia nhận thấy rằng, hoá ra đu đưa cánh tay lại là tốt chứ không phải xấu.

Giữ im cánh tay khi đi bộ cần năng lượng trao đổi chất nhiều hơn 12% so với đu đưa cánh tay khi đi.

Đu đưa cánh tay còn giúp làm giảm chuyển động lên xuống của việc đi bộ, vì điều này làm tiêu hao năng lượng đối với các cơ của cẳng chân dưới.

Nếu bạn giữ im cánh tay khi đi bộ, chuyển động này tăng vượt bậc 63%.

Bạn nên đi bộ và đu đưa cánh tay khác với bình thường – có nghĩa là cánh tay phải của bạn cử động đồng bộ với chân phải và cánh tay trái khớp với chuyển động của chân trái – hao phí năng lượng của việc sử dụng các cơ ở vai sẽ giảm.

Tuy nhiên, việc đu đưa cánh tay khác bình thường thế này làm tăng tốc độ trao đổi chất đến ¼.

Cuộc nghiên cứu cho biết rằng, chúng ta nên đu đưa từ ngón cái cho đến cánh tay.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên Proceedings of the Royal Society B, Tạp chí Nghiên cứu Sinh học của Hội Khoa học Hoàng gia Anh.

(Theo Bluesky (Physorg) // Sở KHCN Đồng Nai )

  • Loài người sẽ bước sang thời đại điện không dây
  • Kiến có lý trí hơn con người?
  • Nguyên tố 112 được đặt tên là Copernicum
  • Gieo "hạt giống mưa" trên các đám mây
  • Bụi vòng quanh thế giới trong 13 ngày
  • Trái đất đang trải qua đợt đại tuyệt chủng thứ 6
  • Công nghệ OLED điều chỉnh màu sắc để có ánh sáng như ánh sáng mặt trời
  • Lốp xe chế tạo từ cây – bền, rẻ, tiết kiệm nhiên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị