Trong một nghiên cứu công bố trên mục Khoa học sinh vật số ra hôm 22-7 của tạp chí Proceedings of the Royal Society, các nhà khoa học tại Đại học bang Arizona và Đại học Princeton đã chỉ ra rằng loài kiến có thể hoàn thành một nhiệm vụ một cách có lý trí hơn con người chúng ta – loài sinh vật đa mốt, đầy trí thức, biết sử dụng công cụ, đi hai chân và khả năng phản bác.
Điều này không có nghĩa là con người “ngốc nghếch hơn” loài kiến. Người và kiến thường đơn giản đưa ra những lựa chọn phi lý khi phải đối mặt với các quyết định cân não, các viên kiến trúc sư Stephen Pratt và Susan Edwards của nghiên cứu nói.
“Kết quả đầy nghịch lý này dựa trên qui luật hiển nhiên rằng: hầu hiết các các thể kiến chỉ biết đến 1 lựa chọn duy nhất và sự lựa chon tập thể của đàn sẽ tự tổ chức tương tác với những chú kiến kém hiểu biết thông tin hơn,” Pratt, phó giáo sư khoa Khoa học đời sống của Đại học KHXH và Nhân văn phát biểu.
Hiểu biết chuyên sâu này của các tác giả nảy sinh từ việc xem xét quá trình chọn tổ của loài kiến Temnothorax curvispinosus. Loài kiến này sống trên các hốc cây hay quả đầu nhỏ và rất giỏi tìm nơi trú ngụ mới. Thử thách với bầy kiến là phải “chọn” một tổ trong 2 lựa chọn có lợi tương tự nhau.
Điều mà các tác giả phát hiện ra là việc đưa ra quyết định tập thể của kiến, không có lựa chọn cá nhân, giúp truyền đạt những kết luận chính xác hơn nhờ tối thiểu hóa nguy cơ mắc lỗi cho các cá thể. Và Pratt tin là phương pháp “trí tuệ cả đàn” đã xuất hiện ở đây.
“Tính lý trí trong trường hợp này có thể coi là ý nghĩa mà một cá thể đưa ra quyết định đang cố tối đa hóa một cái gì đó đơn giản là kiên định với các ưu tiên của mình,” Pratt nói, “Chẳng hạn, vì động vật luôn cố tối đa hóa tình trạng sung sức của chúng nên chúng luôn đặt các lựa chọn như nguồn thức ăn, bạn tình hay các khu vực làm tổ tùy thuộc theo khả năng đóng góp cho sự sung sức của loài đó.”
“Điều đó có nghĩa là sẽ bất hợp lý nếu thích lựa chọn A hơn lựa chọn B hôm nay, nhưng mai lại thích B hơn A nếu kết quả sung sức mang lại của hai lựa chọn không hề thay đổi.”
“Thường thì chúng ta nghĩ có nhiều lựa chọn, chiến lược hay phương pháp các nhân là đều lợi, tuy nhiên, những lỗi vô lý có nhiều khả năng nảy sinh hơn khi các cá thể đưa ra so sánh giữa các lựa chọn đó.”
Các nghiên cứu về Tại sao hay Bằng cách nào mà tính phy lý nảy sinh có thể giúp hiểu sâu hơn về cơ chế và áp lực nhận thức cũng như cách thức mà quyết định được đưa ra. Kết quả như nghiên cứu của Pratt và Edward cũng có thể ứng dụng vào các phương hướng mới trong phát triển trí tuệ nhân tạo (robot).
“Một điều quan trọng trong hoạt động robot tập thể là các robot cá thể có thể tương đối đơn giản và không tinh vi mấy nhưng bạn có thể có một kết quả hoạt động phức tạp, thông minh khi kết hợp cả nhóm,” Pratt nói.
“Khả năng thực hiện hành động không cần sự kiểm soát trung tâm phức tạp thực sự được yêu thích trong hệ thống nhân tạo và ý nghĩ rằng hạn chế của cấp độ cá thể thực sự giúp ích ở cấp độ tập thể có tiềm năng là ý nghĩ đúng đắn, hữu ích. Pratt hiện là thành viên nhóm nghiên cứu mạng tự động hỗn hợp (HUNT), một dự án do Cơ quan nghiên cứu Hải quân tài trợ để phát triển các giải pháp sinh học cho các vấn đề kỹ thuật chế tạo.
Kết quả nghiên cứu có thể nói gì về việc hiểu biết các hệ thống xã hội loài người?
“Thật khó để kết luận điều này. Tuy thế, ít ra nó cũng chỉ ra khả năng rằng những hạn chế chiến lược nào đó về kiến thức cá nhân có thể cải thiện hoạt động của một tập thể lớn, phức tạp khi họ cùng cố gắng đạt được mục tiêu chung nào đấy,” Pratt đáp lời.
(Theo L.H (ScienceDaily) // Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com