Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện toán đám mây: Công nghệ mới vẫn còn nhiều thách thức

Trong khuôn khổ "Ngày điện toán đám mây Việt Nam 2011" diễn ra ngày  09/3 tại Hà Nội và 11/03 tại TP.HCM, Công ty Cisco Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về các cơ hội và giải pháp nhằm hiện thực hóa và phát triển điện toán đám mây trong tương lai gần.


Điện toán đám mây là một công nghệ mới đang còn nhiều thách thức khi ứng dụng tại Việt Nam

Điện toán đám mây là một mô hình điện toán mới mở ra cánh cửa đến với những cơ hội lớn. Trong đám mây điện toán, các tài nguyên và dịch vụ công nghệ thông tin được tách khỏi cơ sở hạ tầng và được cung cấp theo nhu cầu, phù hợp với quy mô trong một môi trường đa người dùng. Điện toán đám mây đã có những ảnh hưởng rất sâu rộng, có ý nghĩa ngay cả đối với những người không làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật. Trước đây, thông tin thường phát sinh từ một nguồn, từ email hoặc thư thoại và phần lớn là không đồng bộ. Hiện nay, thông tin xuất phát từ nhiều ứng dụng và thông qua nhiều công cụ. Các dịch vụ được chia sẻ giữa nhiều tổ chức, cho phép cùng một tập hợp hệ thống và ứng dụng nền tảng đáp ứng nhiều nhu cầu một cách đồng thời và an toàn. Các ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu có thể được truy cập thông qua đa dạng các thiết bị được kết nối như là điện thoại thông minh, máy laptop và các thiết bị Internet di động khác.

Trình bày trong hội nghị, các chuyên gia của Cisco đề cập đến các giải pháp tạo chuyển đổi quy mô quốc gia từ trung tâm dữ liệu dùng chung đến điện toán đám mây cùng các giải pháp giúp đẩy nhanh tốc độ ảo hóa máy tính đề bàn thông qua mô hình này.

 


Khách tham quan triển lãm công nghệ về giải pháp Điện toán đám mây

Bên lề hội nghị, ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc công nghệ của công ty Cisco, cho biết hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc triển khai điện toán đám mây tại Việt Nam. Trong đó có vấn đề về chính sách, đường truyền băng thông. Bên cạnh đó việc nhận thức của doanh nghiệp là những thách thức lớn nhất với công nghệ mới này.

Cùng với các đối tác, như EMC, VMWare, ADC Krone, Panduit, NetApp và Hitachi Data System, Cisco dự kiến sẽ duy trì tổ chức sự kiện này thường niên để các doanh nghiệp công nghệ thông tin có cơ hội trao đổi nhiều hơn nữa nhằm triển khai và ứng dụng điện toán đám mây ngày càng hiệu quả trong thực tế.

Hiện mục tiêu về phát triển Công nghệ Thông tin đên năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có ngành công nghiệp IT phát triển mạnh và hiện đại. Ngành công nghiệp này được trông đợi sẽ chiếm 20% giá trị tổng sản phẩm quốc nội tại thời điểm này. Các chủ đề và những vấn đề về điện toán đám mây hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, những người đang kiếm tìm giải pháp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển dịch vụ: Hướng đi nào cho TPHCM?
  • Chế tạo thành công máy biến áp 500 kV
  • Doanh nghiệp Việt làm máy tính bảng: “Quá khó!”
  • Cà Mau ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
  • Thành công ương giống cá bớp bằng sinh sản nhân tạo
  • Dịch vụ thu phí thông minh tại cầu Cần Thơ bị ế
  • “Việt Nam tổn thất 5.900 tỷ đồng vì virus máy tính”
  • Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị