Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoạt động NCHK&CGCN của Trường Đại học Cần Thơ

Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) được đánh giá là trường đã đạt nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (NCKH&CGCN), góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1966, Viện ĐHCT (tiền thân của Trường  ĐHCT ngày nay) được thành lập với chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo và NCKH phục vụ phát triển KT-XH vùng ĐBSCL. 

Hiện nay, Trường ÐHCT là một trong số ít trường đại học đa ngành ở Việt Nam, có cơ cấu với 11 khoa, 3 viện nghiên cứu, 4 trung tâm, 11 phòng/ban chức năng là những đơn vị trực tiếp tham gia đào tạo và thực hiện công tác NCKH&CGCN. Từ 4 khoa đào tạo với quy mô vài ngàn sinh viên trong những năm trước năm 1975, đến nay Trường đã có 78 chuyên ngành đào tạo đại học với 36.682 sinh viên; trong đó có 20.831 sinh viên đào tạo chính quy tại Trường và hơn 14.000 sinh viên ở các trường cao đẳng cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên và đại học tại chức của các tỉnh trong vùng. Bên cạnh đào tạo đại học, Trường đã phát triển 28 chuyên ngành đào tạo ThS và 8 chuyên ngành đào tạo TS, quy mô 1.829 học viên cao học và nghiên cứu sinh có mặt thường xuyên tại Trường.

Nguồn nhân lực và cơ cấu đội ngũ cán bộ của Trường hiện nay được phân chia theo lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và quản lý với tổng số 1.895 cán bộ, gồm: 1 GS, 21 PGS, 124 TS, 419 ThS, 698 kỹ sư và cử nhân. Hiện Trường đang cử đi đào tạo 64 TS, 103 ThS ở trong và ngoài nước.

Trường ĐHCT đã có định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành theo từng chuyên ngành trong những năm tới dựa vào chủ trương của Nhà nước và thực lực của Trường. Trong xu thế hiện nay, Trường chủ trương đẩy mạnh 4 chương trình: Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH; tăng cường công tác đào tạo đại học với quy mô ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội; đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học, xem công tác này là mũi nhọn và thế mạnh của Trường trong vùng ĐBSCL; tăng cường công tác NCKH&CGCN.

Căn cứ vào thực lực của mình và khả năng phối hợp với các đơn vị nghiên cứu khác, Trường đang điều chỉnh chiến lược phát triển KH&CN tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế và thị trường, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sau thu hoạch; đồng thời quan tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn nhằm nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân vùng ĐBSCL.

Hợp tác quốc tế là một trong những thế mạnh của Trường, giữ vai trò quan trọng trong quá trình CGCN và nâng cấp cơ sở vật chất cũng như nâng cao trình độ KH&CN của đội ngũ cán bộ. Trường đang tiếp tục thực hiện và mở rộng nhiều dự án hợp tác với nhiều nước và trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới. Đặc biệt, Trường đã tạo dựng được mối quan hệ hợp tác có hiệu quả với các trường, viện trong khu vực triển khai Chương trình Mêkông 1000 để đào tạo nguồn nhân lực cho ĐBSCL. Trong tầm nhìn chiến lược, bên cạnh công tác hợp tác quốc tế, Trường còn tập trung đẩy mạnh các quan hệ hợp tác trong khu vực, với các bộ/ngành có liên quan trong cả nước về nghiên cứu và đào tạo. Trường cũng tăng cường nghiên cứu, phát triển ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động trong phạm vi đào tạo đại học và sau đại học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có khả năng tự nghiên cứu, đủ sức bắt nhịp với nhiều vùng, miền khác trong cả nước.

Một số kết quả đã đạt được

Là một trường đại học được thành lập đầu tiên và lâu nhất ở ĐBSCL, 1 trong 14 trường đại học trọng điểm được Nhà nước giao trọng trách đào tạo nguồn nhân lực và NCKH phục vụ phát triển KT-XH vùng ĐBSCL, trải qua 42 năm phát triển và trưởng thành, hoạt động đào tạo và NCKH của Trường đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của vùng. Hàng năm, Trường đã đào tạo và cấp bằng đại học cho hơn 4.000 sinh viên đại học (chính quy tại trường) và bằng ThS cho hơn 300 học viên cao học. Trường đã chủ trì nhiều đề tài/dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở; mở rộng quan hệ hợp tác, ký kết hợp đồng NCKH&CGCN với các tỉnh trong vùng. Kết quả của các đề tài/dự án nghiên cứu ngoài việc ứng dụng phục vụ việc cải tiến phương pháp giảng dạy, làm tài liệu tham khảo, xây dựng giáo trình, quản lý chất lượng giáo dục... còn góp phần thúc đẩy sản xuất, từng bước nâng cao mức sống của người dân. Những đề tài nghiên cứu đạt kết quả đã được chuyển giao cho nông dân vùng ĐBSCL như: Chọn tạo giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt; chuyển giao các kỹ thuật canh tác có hiệu quả góp phần làm tăng đáng kể sản lượng lúa xuất khẩu trong vùng; tăng cường nghiên cứu các giống rau màu, cây có củ - quả ngắn ngày phù hợp điều kiện thực tế; nghiên cứu các giống trâu, bò, gà, vịt, dê; tăng cường chất lượng con giống, chất lượng thịt và phổ biến kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nông dân...

Các chương trình nghiên cứu mà Trường liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước được thực hiện tại nhiều địa bàn trong cả nước, đem lại hiệu quả KT-XH cao như: Chương trình điều tra cơ bản vùng ĐBSCL; chương trình nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá nước ngọt; nghiên cứu các mô hình hệ thống canh tác và tuyển chọn các giống lúa; cơ khí nông nghiệp và cơ khí phục vụ sau thu hoạch; quy hoạch tổng thể giáo dục ĐBSCL... Các chương trình này đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các tỉnh vùng ĐBSCL và nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế như: Khối thị trường chung châu Âu (EEC), Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAO), Christopher Reynold Foundation, Viện Lúa Quốc tế (IRRI), MCC, IDRC (Canada)... Từ các chương trình hợp tác quốc tế về NCKH&CGCN, Trường đã mở rộng và nâng tầm hoạt động về các mặt: Quản lý, quy hoạch, giảng dạy, năng lực cán bộ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ KH&CN, thông tin KH&CN, từng bước nâng cấp và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Ngoài công tác trọng tâm là đào tạo và NCKH, Trường ĐHCT còn có thế mạnh trong lĩnh vực CGCN. Những sản phẩm do Trường sản xuất như: Thức ăn bổ sung cho gia súc gia cầm, thuốc diệt nấm cho cây trồng, hợp chất dưỡng cây, kích thích ra hoa đậu trái, các giống cây trồng chất lượng cao, sạch bệnh, sản xuất heo giống và heo thịt, cá giống các loại, tôm giống, trứng bào xác artemia, dịch vụ thẩm định công trình xây dựng, dịch vụ điện tử - tin học... đã được chuyển giao vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.

Trong nhiều năm qua, sự đóng góp của Trường ĐHCT trong việc đưa tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH là rất to lớn. Việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế vườn, chế biến nông sản hàng hoá và công nghệ sau thu hoạch đã góp phần đưa ĐBSCL có vị trí xứng đáng là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Sản lượng hàng hoá nông - lâm - thuỷ, hải sản xuất khẩu hiện nay của ĐBSCL có phần đóng góp rất lớn về trí tuệ và công sức của cán bộ khoa học Trường ĐHCT qua nhiều năm lặn lội trên ruộng đồng và miệt mài trong phòng thí nghiệm.

Mục tiêu và giải pháp phát triển

Từ nay cho đến năm 2010, mục tiêu của Trường ĐHCT là tập trung nghiên cứu các lĩnh vực phục vụ phát triển KT-XH, nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và cải thiện đời sống của nhân dân vùng ĐBSCL. Để phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, Trường tập trung vào các hoạt động phổ biến KH&CN; các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ KH&CN trực tiếp xuống địa bàn sản xuất và thực hiện các dịch vụ KH&CN; phát triển các mối quan hệ hợp tác với các trường, cơ quan nghiên cứu, tổ chức trong và ngoài nước...

Để thực hiện thành công các mục tiêu nêu trên, Trường đã có những giải pháp đẩy mạnh hoạt động NCKH&CGCN: Kiện toàn tổ chức và tin học hoá phục vụ quản lý NCKH&CGCN của đơn vị, chú ý đảm bảo tính “công bằng” trong công tác NCKH; xây dựng định hướng các lĩnh vực NCKH phải gắn kết với nhu cầu xã hội, với sự nghiệp phát triển dài hạn của nhà trường và có kế hoạch triển khai cụ thể hàng năm; tăng cường mối quan hệ với địa phương và tham gia tích cực vào hoạt động của Hiệp hội các trường đại học khối chuyên ngành để chia sẻ nguồn lực và phát huy thế mạnh của từng trường, phối hợp giải quyết có hiệu quả các vấn đề lớn có tính chất khu vực, vùng, làm đầu mối liên kết cho khu vực và là đầu mối cung cấp thông tin KH&CN cho vùng; tăng cường khen thưởng, khích lệ đối với công tác NCKH; xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức triển khai các nhiệm vụ KH&CN, thiết lập mạng lưới thông tin KH&CN với các đơn vị trong và ngoài Trường, tổ chức đăng ký và đăng nhập thông tin KH&CN trực tuyến; chủ động phối hợp và mở rộng ký kết hợp tác với các viện, trường và địa phương để triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp vùng, miền trên mọi lĩnh vực chuyên môn của Trường; mở rộng hợp tác quốc tế về NCKH&CGCN theo hình thức song phương và đa  phương để tăng cường nguồn lực cho NCKH&CGCN và công tác sở hữu trí tuệ của Trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thiết bị phục vụ công tác NCKH&CGCN...

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Trường ĐHCT sẽ tiếp tục phấn đấu, đổi mới công tác đào tạo và NCKH để ngày càng hoàn thiện và phát triển nhằm theo kịp đà phát triển của KH&CN, xứng đáng với vai trò là trung tâm văn hóa, KH&CN của vùng ĐBSCL.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Hà Nội: Đưa 34 kết quả nghiên cứu KH-CN vào ứng dụng thực tế
  • Ứng dụng giải pháp tiết kiệm điện năng: Bảo vệ môi trường và tạo sức cạnh tranh
  • "Bể phốt kiểu mới" của Việt Nam đoạt Huy chương vàng quốc tế
  • Bến Tre: Mô hình sản xuất chỉ xơ dừa suông và cán, kéo sắt phế liệu ra thành phẩm
  • Phú Yên: Nghiệm thu dự án Xây dựng mô hình ứng dụng dung dịch điện hoạt hoá thay thế các hoá chất khử trùng trong sản xuất tôm giống
  • Tư duy khoa học về phát triển không gian
  • Chậm và lúng túng
  • Gập ghềnh phát triển công nghệ cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị