Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lại chuyện thủ tục hành là chính?

Phương pháp trồng ngô mật độ cao có điều chỉnh tán lá song song được nhiều nhà khoa học đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chưa được cơ quan quản lý nhà nước công nhận bởi bỏ qua những thủ tục mang tính hành chính. Đây cũng là vấn đề mà nhiều nhà khoa học tự do vướng phải.

Trước đó, Liên hiệp Các hội KH&KT Việt Nam (LHH Việt Nam) đã mời cán bộ ngành nông nghiệp tham dự tất cả những lần thu hoạch thí nghiệm trên để đưa ra kết luận độc lập, khách quan song không hiểu vì lý do gì phía Bộ NN- PTNT không cử người tham dự.

Rào cản đối với nhà khoa học tự do

Trao đổi với Đất Việt, thạc sĩ Đinh Công Chính, Phòng Cây lương thực, Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT) cho biết: "Đưa ra quy trình thôi chưa đủ, tác giả của công trình phải hoàn thiện hồ sơ, báo cáo hội đồng đúng theo yêu cầu. Phải đi đúng các bước để được công nhận là tiến bộ kỹ thuật”.

Từng công tác tại Viện Ngô (Bộ NN-PTNT) trong 10 năm, ông Chính biết khá rõ câu chuyện kĩ sư Chu Văn Tiệp mày mò nghiên cứu về cây ngô và đã giành giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam (năm 2004).

Phương pháp trông ngô mật độ cao cho kết quả khả quan tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quỳnh Anh

Tuy nhiên, theo ông Chính, vì kĩ sư Tiệp tiến hành nghiên cứu tự do (tự bỏ tiền ra nghiên cứu) nên chưa làm đúng quy trình để được công nhận tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Hơn nữa, việc đưa ra công bố có thể điều chỉnh tán lá để tăng năng suất là chưa có tiền lệ và trên thế giới chưa ai công bố, vì vậy cơ quan chức năng vẫn cần thời gian xem xét, thẩm định.

Về việc tác giả đã từng nhiều năm triển khai công nghệ này tại nhiều địa phương và chứng minh năng suất tăng rõ rệt, ông Chính cho rằng: Tác giả cần làm đề cương thuyết minh. Khi tổ chức triển khai phải có chương trình cụ thể.

Tất cả việc mua giống, phân bón phải có hóa đơn, hợp đồng rõ ràng với đơn vị phối hợp. Tất cả các ngày từ khi xuống giống đến chăm sóc, nghiệm thu đều phải mời cơ quan chứng kiến. “Ngay cả giấy mời người đến chứng kiến, nghiệm thu cũng phải đưa theo hai đường (bưu điện và trao tận tay ký nhận). Có như thế mới đảm bảo tính chính xác, người được mời sẽ phải có trách nhiệm với vị trí của mình”, ông Chính hướng dẫn.

Nên thiện chí với nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Tiệp khẳng định: “Giấy mời gửi Vụ trưởng vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Trồng trọt của và được trao tận tay văn thư của Bộ NN- PTNT, có ký nhận rõ ràng. Thế nhưng vẫn không có ai tham dự các buổi nghiệm thu thí nghiệm”.

Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Duy Quý, Chủ nhiệm Chương trình Công nghệ sinh học Quốc gia, khi tác giả làm thí nghiệm nếu có cán bộ đại diện của Bộ NN-PTNT chứng kiến là tốt nhất, hoặc có thể làm hồ sơ để đề nghị Bộ NN-PTNT lập hội đồng công nhận là tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Ngay cả khi nghiệm thu, nếu Bộ không có người đến tham dự thì chỉ cần có người phản biện và xác nhận của địa phương.

“Việc công nhận đây là một tiến bộ kỹ thuật còn rất nhiều điều phức tạp khi “con át chủ bài” là Viện Ngô chưa thấy điều này là quan trọng thì một cá nhân như kĩ sư Tiệp gặp nhiều khó khăn cũng không phải là khó hiểu”, giáo sư Quý nói và cho biết ông đã từng rời vào hoàn cảnh “đơn thương, độc mã” chứng minh việc có thể đưa công nghệ trồng hoa ly ứng dụng vào Việt Nam và cũng bị phản đối mạnh mẽ. Dù đến nay ông đã thành công nhưng bài học về việc nghiên cứu hay ứng dụng một công nghệ mới là một con đường đầy chông gai.

“Nếu thấy đây là một tiến bộ cần công nhận và đưa vào nhân rộng thì Bộ NN-PTNT nên có những hướng dẫn cụ thể và thiện chí chứ không phải cách làm như thời gian qua. Tác giả có thể có những điểm chưa “chuẩn” như: báo cáo chưa đúng mẫu, thủ tục chưa ổn…Tuy nhiên, những điểm này không quan trọng bằng việc đưa ra một kỹ thuật có thể làm tăng năng suất cho bà con nông dân”, giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Duy Quý nêu ý kiến.

Ông Phạm Ngọc Lân, Phó chủ tịch LHH Thanh Hóa cho biết, kỹ thuật trồng ngô dày không phải là mới nhưng việc phát hiện mặt phẳng tán lá tương lai từ định vị phôi để sắp xếp lá ngô hướng quang, tận dụng được sự quang hợp của ánh sáng cho ngô năng suất cao hơn thực sự là một tiến bộ. Sau hội nghị nghiệm thu kết quả trồng ngô mật độ cao vào ngày 18/1 vừa qua, LHH Thanh Hóa đã đề nghị  kĩ sư Chu Văn Tiệp tiếp tục hướng dẫn rộng rãi kỹ thuật này trong thời gian tới.

(Theo Báo Đất Việt)

  • “Thần dược” tê giác huyền thoại và sự thật?
  • Nuôi thành công giống cá ngựa lớn nhất thế giới
  • Sẽ có thêm vệ tinh Vinasat-2
  • Hiện tượng Trăng Xanh vào đêm giao thừa 2010
  • Chế phẩm bảo quản quả tươi sau thu hoạch
  • Sản phẩm KHCN: Nhiều rào cản trong cạnh tranh
  • Để nghiên cứu không xếp ngăn kéo
  • Hải sâm ở VN: Phát hiện hoạt chất ức chế ung thư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị