Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện môi trường sinh thái, phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững thông qua ứng dụng mô hình lọc sinh học trong ương nuôi một số đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao tại Nghệ An, Trung tâm Giống thuỷ sản Nghệ An đã xây dựng dự án “Ứng dụng công nghệ lọc sinh học trong ương nuôi một số đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế tại Nghệ An” và đã được Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu vào ngày 9.10.2009.
Trong các công nghệ mà thế giới và Việt Nam đang sử dụng hiện nay (lọc bằng lớp lọc mỏng, lọc sinh học nhỏ giọt, lọc sinh học ngập nước…) thì dự án đã chọn công nghệ lọc sinh học ngập nước với đặc điểm nổi bật của công nghệ này là dễ thiết kế, vận hành với chi phí thấp hơn các công nghệ khác, phù hợp cho các trại sản xuất giống do không yêu cầu diện tích xây dựng lớn.
Công nghệ lọc sinh học này được Trung tâm ứng dụng thử nghiệm trên 2 đối tượng nuôi là cá hồng Mỹ và tôm sú. Cơ quan phối hợp chuyển giao công nghệ là Viện Tài nguyên và Môi trường biển. Kết quả cho thấy công nghệ này có hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các công nghệ lọc khác do ít phải thay nước và hoàn toàn chủ động, kể cả những lúc không thể lấy được nước từ nguồn tự nhiên. Tuy nhiên, đối với tôm sú nói riêng và giáp xác nói chung chưa có hiệu quả lớn.
Hiện nay người dân đang có nhu cầu rất cao trong việc nuôi gối vụ tôm sú, tôm he bằng cá biển (trước đây chỉ chủ yếu là thả cá rô phi sau khi thu hoạch tôm). Vì vậy cần nghiên cứu hoàn thiện công nghệ cho sinh sản và ương nuôi cá biển ở tất cả các giai đoạn.
Đề tại đã được Hội đồng nghiệm thu và đánh giá đạt loại khá.
(Theo Sở KH&CN Nghệ An)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com