Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng dựa vào đổi mới thể chế và công nghệ

 Kinh tế Việt Nam năm 2010 đang diễn biến theo chiều hướng nào? Vấn đề nào đã và đang đặt ra trong công tác điều hành vĩ mô? Bức tranh kinh tế của VN trong thập kỷ tới và xa hơn sẽ diễn biến ra sao? Đây là những vấn đề được các diễn giả trong và ngoài nước đặt ra tại hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng: Kinh tế VN năm 2010, triển vọng 2011” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội VN tổ chức trong 2 ngày 21 và 22-9 tại TPHCM.

 

Đóng tàu mới tại Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn. Ảnh: CAO THĂNG

  • Cái giá của tăng trưởng?

Không thể phủ nhận, việc điều hành vĩ mô và các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát của VN đã đạt được những kết quả tích cực. 8 tháng đầu năm 2010, vốn FDI đăng ký vào VN đạt 11,6 tỷ USD (đạt 87,7% so với cùng kỳ 2009), trong đó vốn thực hiện đạt 7,3 tỷ USD, tăng 3,6%; ngân sách thu đạt 67,9% so với kế hoạch. Đáng lưu ý, GDP trong quý 3-2010 dự báo tăng 7,18%, nhiều khả năng GDP năm 2010 sẽ đạt 6,7%; CPI trong 8 tháng được kiềm chế ở mức 5,08%.

Theo nhận định của TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, tính chất căn niên của căn bệnh thâm hụt ngân sách kéo dài (tổng đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2010 lên tới 45,6%, tương đương cả năm 2007; nợ công 52,6% GDP, dự báo thâm hụt năm 2010 sẽ là 12 tỷ USD), chứng tỏ nền kinh tế có những yếu kém cơ cấu bên trong nghiêm trọng. Nó xuất phát từ mô hình tăng trưởng, từ cơ chế phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Đây là hệ quả của năng lực điều hành giật cục, thiếu phối hợp, không nhất quán.

Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cũng chỉ ra 4 đặc điểm của vấn đề tăng trưởng hiện nay là kém hiệu quả, năng suất thấp, sức cạnh tranh thấp, tăng trưởng nhưng không sáng tạo và đổi mới.

Liên quan đến điều hành kinh tế vĩ mô, TS-KH Võ Đại Lược, Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, lo ngại CPI năm 2010 có thể sẽ dừng ở mức 7%-8%, dù thấp hơn 2009 nhưng cao hơn nhiều so với Nhật, Mỹ, Trung Quốc. Theo đó, lãi suất tiết kiệm và cho vay cũng cao hàng đầu thế giới (11%-14%), thậm chí lên tới 17%. Do lạm phát cao, mặt bằng lãi suất ngoại tệ cao hơn thị trường quốc tế (gấp 10-20 lần) đã xuất hiện dòng vốn vay ủy thác đầu tư chảy vào VN để tìm kiếm lợi nhuận. Điều gì xảy ra nếu nguồn vốn này bị rút khỏi VN cùng một lúc?

  • Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô

Vấn đề đặt ra tại hội thảo là làm thế nào để ổn định kinh tế vĩ mô gắn với tái cấu trúc nền kinh tế. Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại: Mục tiêu ngắn hạn là cần thu hẹp giữa khoảng cách tiết kiệm và đầu tư vào khu vực công. Hiện tổng mức đầu tư công là quá cao, nếu không giảm sẽ không giải quyết được vấn đề nhập siêu, tác động tỷ giá hối đoái và lạm phát.

Nói cách khác, chỉ khi nào kéo giảm được đầu tư công, việc tiết kiệm mới mang lại hiệu quả. Cần tăng cường đầu tư cho khu vực nông thôn để tăng sức mua cho nông dân. Nông nghiệp phát triển, thu nhập người dân tăng sẽ kích thích nhu cầu mua sắm, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Tiếp tục cải cách mạnh khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN)... Đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính theo hướng toàn diện. Cần tận dụng tốt hơn nữa cơ hội từ các hiệp định song phương và đa phương để thúc đẩy xuất khẩu. Đây cũng chính là nền tảng để hàng hóa VN có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, thông qua việc được hưởng ưu đãi thuế quan từ các cam kết.

Theo các chuyên gia, để ổn định kinh tế vĩ mô, cần giải quyết tốt các chính sách và nguồn lực cho sự phát triển như chính sách đất đai; tạo việc làm; an sinh xã hội; bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Tiến tới xây dựng những nền tảng cơ bản cho sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước. Đó là một hệ thống DN kinh doanh có hiệu quả, minh bạch, không có sự phân biệt đối xử, được cạnh tranh bình đẳng. Phát triển mạnh các DN tư nhân, trở thành động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế. Cần có một thể chế kinh tế và hành chính hiện đại, có hiệu lực cao… Tạo được nền tảng đó sẽ đảm bảo nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô có hiệu quả. Điều quan trọng là thúc đẩy tăng trưởng hợp lý và kiểm soát lạm phát thay cho tăng trưởng bằng mọi giá, không phải tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và tài nguyên mà là tăng trưởng dựa vào đổi mới thể chế và công nghệ

 

 

( Theo THÚY HẢI // Báo SGGP Online )

  • Chế tạo thành công nhà vệ sinh thông minh
  • Công nghệ mới nâng cao độ bền cho đê biển
  • Sáng kiến của nông dân Cà Mau Dùng lú "bắt tôm còi"
  • Một nông dân tự chế tạo máy hút sâu ở cây chè
  • Cơ sở dữ liệu và con đường cho chính phủ điện tử
  • Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước gia công phần mềm
  • Hà Nội khai trương cơ sở sản xuất RAT VietGap Giải bài toán rau sạch
  • Chuyên ngành Ngoại khoa Hà Nội: Ứng dụng kỹ thuật: Thước đo trình độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị