Ơnước ta, nhiều người buôn bán thịt gia súc, gia cầm thường dùng chất sulfur dioxide (SO2) để tẩm ướp nhằm giữ cho thịt trông có vẻ tươi ngon.
Người tiêu dùng rất khó nhận biết các loại thịt bán ngoài thị trường có tẩm
ướp chất bảo quản hay không (ảnh lớn). Que thử test nhanh phát hiện SO2
(ảnh nhỏ). Ảnh: HỒNG THÚY - NHƯ Ý
SO2 rất độc hại
SO2 được bán trôi nổi ngoài thị trường dưới dạng bột trắng, người ta mua SO2 về pha nước và nhúng thịt vào, chờ một lúc là những miếng thịt ôi, thiu xỉn màu bỗng trở nên mềm mại và có màu đỏ hồng như thịt mới, không còn mùi hôi. Các nhà khoa học đã khẳng định SO2 là chất rất độc hại cho sức khỏe con người.
GS-TSKH Lê Doãn Diên, Chủ tịch Hội Khoa học Công nghệ lương thực và thực phẩm VN, cho biết: “Khi ăn thịt qua tẩm ướp SO2, chất này xâm nhập cơ thể và với một liều lượng nhất định sẽ gây ra ngộ độc cấp tính như nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu, mờ mắt...”. PGS-TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cũng cho biết SO2 vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới niêm mạc, gan, máu... cũng như nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm. Về lâu dài, chất độc này tích tụ nhiều có thể gây ung thư.
Cũng theo PGS-TS Trần Đáng, mặc dù trên thị trường có nhiều nơi sử dụng SO2 để bảo quản thực phẩm nhưng cơ quan chức năng rất khó phát hiện. Khi muốn kiểm tra, phải lấy mẫu đưa vào phòng thí nghiệm và trải qua nhiều khâu xét nghiệm, tốn nhiều thời gian mới có kết quả.
Bà nội trợ cũng sử dụng dễ dàng
Trước tình hình trên, TS-thượng tá Lê Trọng Văn, Viện Kỹ thuật Hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật của Bộ Công an và các đồng nghiệp đã tập trung công sức nghiên cứu, chế tạo thành công loại que thử phát hiện nhanh SO2. Không chỉ các chuyên gia mà ngay cả những bà nội trợ cũng có thể sử dụng dễ dàng que thử này.
Que thử làm bằng nhựa, có chiều rộng 5 mm, dài 8 cm. Trên bề mặt que được gắn giấy thử có thấm sẵn các hóa chất. Khi sử dụng, chỉ cần đặt que thử áp vào bề mặt thịt để cho thấm ướt bề mặt giấy. Sau chừng 1 phút, nếu giấy đổi màu nghĩa là mẫu thử có chứa chất bảo quản SO2 và ngược lại. Que thử này có thể dùng để kiểm tra tất cả các loại thịt heo, bò, gà...
Theo TS Văn, nhóm nghiên cứu đang tiến hành các thủ tục để đưa vào sản xuất thương mại. Dự kiến, sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường trong vài tháng tới với giá rẻ để mọi người đều có thể sử dụng.
Tiến bộ vượt bậc Trước khi cho ra đời que thử nhanh này, giữa năm 2009, TS Lê Trọng Văn và các cộng sự đã chế tạo thành công bộ test phát hiện nhanh SO2 trong thực phẩm. Tuy nhiên, cách sử dụng bộ test này khá phức tạp vì phải lấy thực phẩm cắt nhỏ, cho vào ly và bổ sung nước cho ướt. Sau đó chờ 5 phút rồi lấy phần dịch để kiểm tra bằng cách đưa giấy thử nhúng vào dung dịch sao cho phần giấy ướt đều rồi để khô. Nếu giấy thử không chuyển màu, chứng tỏ thực phẩm không sử dụng chất bảo quản, ngược lại nếu giấy thử chuyển màu là thực phẩm có chất bảo quản SO2. So với bộ test thì que thử nhanh là một bước tiến bộ vượt bậc |