Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi thị trường ô tô đã qua đáy

Bất chấp khó khăn của ngành công nghiệp ô tô thế giới, các nhà sản xuất vẫn nhìn thấy ở Việt Nam khả năng bùng nổ về tiêu thụ của thị trường hơn 86 triệu dân, trong đó dân số trẻ chiếm tỷ lệ rất cao.


Tuy nhiên, con đường đi tới một ngành công nghiệp ô tô đích thực, với tỷ lệ nội địa hoá cao và công nghệ tiên tiến xem ra vẫn còn quá dài do Việt Nam còn thiếu một chiến lược rõ ràng.

Sự trở lại Việt Nam mới đây của Hãng Nissan với việc chính thức lắp ráp xe sau hơn 10 năm rút khỏi thị trường hay việc Hãng Hyundai cũng muốn chuyển sang sản xuất xe con, thay vì nhập khẩu nguyên chiếc như 3 năm qua ngay tại thời điểm được xem là khó khăn của thị trường thế giới là minh chứng cụ thể về kỳ vọng của các hãng sản xuất ô tô đối với thị trường nước ta.

Kết quả tiêu thụ trong tháng 6 vừa qua, khi các thành viên của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã bán được 9.699 xe, tăng 1.000 xe so với tháng 5/2009 cũng cho thấy, thị trường ô tô Việt Nam đã qua đáy. Hiện tại, không ít mẫu xe sedan được ký hợp đồng, song phải tới cuối quý IV/2009, người mua mới nhận được xe. 

Những dự đoán mới về mức tiêu thụ xe trong năm 2009 chỉ giảm 20%, đạt mức 125.000 chiếc cho thấy sự lạc quan đang trở lại thay cho dự báo khá bi quan hồi đầu năm. Thậm chí, hãng xe sang Mercedes Benz Việt Nam còn kỳ vọng vào sự tăng trưởng 20% trong năm nay về bán hàng tại Việt Nam. 

Không chỉ liên tiếp tung ra các sản phẩm mới ở các hãng xe đã có mặt, Việt Nam đang là địa chỉ không thể thiếu trong bản đồ định vị của nhiều hãng xe mới. Ngay với các hãng xe hiện có, kế hoạch đầu tư thêm để tăng tỷ lệ nội địa hóa hay để lắp ráp được những mẫu xe có công nghệ hiện đại hơn cũng được triển khai ở Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam hay Mercedes Benz Việt Nam.

Có được kết quả này, bên cạnh những nỗ lực của các nhà sản xuất trong việc tiếp thị, bán hàng thì còn phải kể tới tác động từ những chính sách kích cầu của Chính phủ. Không kể tới việc thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số xe tăng từ ngày 1/4/2009 như lộ trình đã được Quốc hội thông qua, thì việc thuế tiêu thụ đặc biệt cho những dòng xe có động cơ dưới 2.0L, giảm phí trước bạ 50% ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho một số mặt hàng, trong đó có ô tô hay việc kích cầu tiêu dùng ở khu vực nông thôn, trong đó có xe tải dưới 5 tấn đã thực sự tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp ô tô. 

Tuy nhiên, khi cơ hội mới đã xuất hiện, vấn đề đặt ra là phải làm gì để Việt Nam sớm có được ngành công nghiệp ô tô với hàm lượng sản xuất tại Việt Nam chiếm tỷ trọng đáng kể hay làm chủ được những công nghệ sản xuất xe hiện đại. 

Cho tới nay, điểm yếu lớn nhất trong chiến lược xây dựng ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam chính là mọi thứ còn quá chung chung, từ chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, đến chiến lược phát triển thị trường và nội địa hoá sản phẩm. Thậm chí, không thiếu thời điểm, các chính sách được đưa ra như một giải pháp tình thế và thay đổi với tốc độ quá nhanh khiến các nhà đầu tư phải e ngại. Đó là một trong những lý do làm cho các hãng xe cứ lẳng lặng bán hàng thay vì tiến hành nội địa hoá theo lộ trình cam kết.

Một chiến lược cụ thể như chọn được dòng xe để làm đòn bẩy phát triển công nghiệp ô tô kiểu xe bán tải (pick up) ở Thái Lan hay việc buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển giao dần công nghệ sản xuất, cũng như dành nhiều ưu đãi về thuế cho việc nội địa hoá sản xuất xe tải và tiêu thụ các dòng ôtô du lịch nhỏ ít tiêu hao năng lượng của Trung Quốc là bài học rất cần cho công nghiệp ô tô của Việt Nam.

 

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư )

  • Lại mắc với xe tải VAN
  • Góc nhìn khác về giá xe
  • Giá ô tô năm tới sẽ giảm sức hấp dẫn
  • Hàn Quốc: Bất đồng chính sách phát triển xe nhỏ
  • Thị trường xe hơi tốt hơn dự báo nhưng vẫn thận trọng
  • Đã đến thời của công nghiệp ôtô Trung Quốc?
  • Ngành sản xuất ôtô lóe sáng hy vọng phục hồi
  • Đâu dòng xe chiến lược cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container