Giá cước vận tải biển hiện chỉ bẳng 40% năm 2008. Ảnh: Đức Thanh |
Cũng cần phải nói thêm rằng, do các chủ hàng trong nước vẫn giữ thói quen mua CIF, bán FOB, nên các DN vận tải biển trong nước có rất ít cơ hội tham gia vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
Tại Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) - đơn vị vận tải biển chủ lực của Vinalines, sản lượng vận tải hàng hóa đạt 6,86 triệu tấn, tăng 11,67%, nhưng doanh thu đội tàu chỉ đạt 1.858 tỷ đồng, bằng 67,4% so với năm 2008.
“Cước vận tải biển duy trì ở mức thấp trong năm 2009, nên dù phải ‘cày’ nhiều hơn, nhưng hiệu quả kinh doanh vẫn giảm nhiều so với năm 2008. Ước lợi nhuận của toàn đơn vị chỉ đạt khoảng 19 tỷ đồng”, ông Bùi Việt Hoài, Tổng giám đốc VOSCO lý giải. Không chỉ riêng VOSCO, hầu hết các DN kinh doanh vận tải biển trong nước đều khó đạt các kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận, dù đã được điều chỉnh thấp hơn so với năm 2008.
Theo ông Dũng, mặc dù rất nhiều báo cáo của các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới cho rằng, kinh tế đã “chạm đáy” của cuộc khủng hoảng từ cuối quý I/2009, nhưng trên thực tế, nguồn hàng hóa vận tải tại thị trường trong và ngoài nước vẫn rất khan hiếm.
Cũng phải nói thêm rằng, việc giá cước vận tải biển bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ quý II/2009 đã giúp các DN vận tải biển trong nước thoát được một năm thua lỗ nặng. Tính đến cuối tháng 12/2009, giá cước hàng rời đã tăng gấp 3 lần so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, mức giá cước này cũng chỉ tương đương năm 2004 và bằng 40% mức cước trung bình năm 2008.
“Nếu không có khối kinh doanh cảng biển, kinh doanh dịch vụ thì năm 2009, Vinalines khó có thể đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đề ra. Năm 2009, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng biển do Vinalines quản lý đạt 73 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2008”, ông Dũng cho biết.
Được biết, trong năm 2009, tổng doanh thu của Vinalines đạt 18.195 tỷ đồng, tăng 1%; lợi nhuận đạt 857 tỷ đồng, tăng 90% so với kế hoạch. Tuy nhiên, so với năm 2008, tổng doanh thu của Vinalines chỉ bằng 84%, lợi nhuận chỉ bằng 52%.
“Mặc dù thị trường vận tải biển có dấu hiệu ấm trở lại trong quý III, quý IV năm ngoái, nhưng đây có thể chỉ là sự phục hồi tạm thời”, ông Hoài nói.
Nhận định này của vị lãnh đạo VOSCO có cơ sở, bởi bước sang năm 2010, tuy được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế trong nước và thế giới, nhưng do số lượng tàu đóng mới được bàn giao trong năm rất lớn, nên sự cải thiện của thị trường vận tải biển sẽ chậm hơn đà phục hồi chung của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, theo ông Vũ Xuân Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, do tình trạng khan hiếm hàng hóa trên các tuyến quốc tế, các chủ tàu đã phải đưa một số tàu về hoạt động trên tuyến nội địa, nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá cước trên thị trường này trong năm 2010.
(Theo Anh Minh // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com