Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển Cụm Cảng số 5: Chệch định hướng ban đầu?

Một góc cảng Cái Mép Thị Vải
Một góc cảng Cái Mép Thị Vải

Có dấu hiệu đi ngược định hướng, mục tiêu phát triển cụm cảng Cái Mép - Thị Vải theo Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 5 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Đó là tình trạng cảng mới nhập thiết bị cẩu cũ với giá rẻ về khai thác khi đưa cảng vào hoạt động. Đây là thông tin tại Văn bản số 42, ngày 16/6/2009 của Hiệp hội cảng biển VN.

Theo Hiệp hội cảng biển, có một số dự án cảng tại khu vực Cái Mép Thị Vải do nước ngoài đầu tư, chuẩn bị nhập thiết bị xếp dỡ container (bao gồm cần cẩu khung tại cầu và cần cẩu bánh lốp tại bãi), nhưng là thiết bị đã qua sử dụng với thời gian đã khai thác từ 15 - 30 năm. Trong khi thiết bị cẩu bờ mới 100% có tuổi thọ từ 25 - 30 năm, cẩu bãi từ 20 - 25 năm. Như vậy, những thiết bị cẩu sẽ được đưa về khu vực cảng Cái Mép Thị Vải trong thời gian tới theo như công văn của Hiệp hội cảng biển VN đã đề cập thì rõ ràng đã chạm đến thời hạn sử dụng cuối cùng. Việc nhập thiết bị xếp dỡ container đã qua sử dụng với thời gian đã khai thác cao như vậy sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh không công bằng với các nhà đầu tư cảng có thiết bị xếp dỡ mới, tạo nên môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, hạ thấp giá thành, dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời gia tăng nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thiết bị cũ. Nghiêm trọng hơn là nó hoàn toàn đi ngược với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi phê duyệt quy hoạch phát triển nhóm cảng số 5; Phá vỡ mục tiêu phát triển cảng cửa ngõ hiện đại tại khu vực Cái Mép Thị Vải đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: đáp ứng xu thế phát triển của vận tải biển VN và thế giới, từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống cảng biển nước ta đối với cảng biển khu vực và thế giới. Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hệ thống cảng biển của khu vực, trong đó gắn phát triển cảng biển với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái thiên nhiên và không gây tác động xấu đến các hoạt động xã hội dân sinh xung quanh.

Trước thực tế này, Hiệp hội cảng biển VN, TCty Hàng hải VN đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan cũng như chính quyền địa phương-nơi có các cảng mới được xây dựng, đề nghị quan tâm chỉ đạo, giám sát việc đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị tại các cảng để không đi chệch định hướng chung, vừa tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước và làm cho các DN VN “thua” ngay trên sân nhà.
 
Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực TP HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu
Theo quy hoạch này, sẽ hình thành ba cụm cảng biển lớn sau:
 
* Cụm cảng TP HCM: bao gồm khu vực cảng Sài Gòn (sông Sài Gòn), khu cảng Nhà Bè (sông Nhà Bè - Lòng Tàu), khu cảng Cát Lái (sông Đồng Nai), khu cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp).
 
* Cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu: gồm khu Gò Dầu C, khu Phú Mỹ, khu cảng Cái Mép (sông Thị Vải), khu cảng Vũng Tàu (Bến Đình, Sao Mai) và khu cảng Sông Dinh (sông Dinh). Trong đó, khu vực cảng trên sông Cái Mép -Thị Vải được chú trọng phát triển thành cảng chính, làm cửa ngõ giao lưu thương mại và kinh tế, đồng thời là động lực phát triển kinh tế cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
 
* Cụm cảng tỉnh Đồng Nai: hiện nay là các cảng chuyên dụng phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy... nằm trong khu công nghiệp của tỉnh. Theo yêu cầu quy hoạch, việc xây dựng cảng hoặc khu cảng trong cụm cảng Đồng Nai phải đáp ứng phát triển các khu công nghiệp và phải ưu tiên xây dựng các cảng tổng hợp.
 
Các dự án được ưu tiên đầu tư phát triển từ nay đến năm 2010 là cảng container Cái Mép và cảng tổng hợp Thị Vải (sử dụng vốn ODA Nhật Bản); cảng tổng hợp và cảng container khu vực Cát Lái và khu vực Hiệp Phước (TP HCM) phục vụ công tác di dời và cảng tổng hợp Phú Hữu 1 (Đồng Nai). Về vốn, Nhà nước ưu tiên đầu tư các cảng trọng điểm, gồm cảng container Cái Mép và cảng tổng hợp Thị Vải. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cảng khác bằng các hình thức như BOT, BTO, BT, liên doanh. Việc liên doanh với nước ngoài thực hiện theo qui định về đầu tư nước ngoài.

(Theo Hà My // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Vận tải Biển : “Chạy vạy” tìm lao động
  • Gần 100 tỷ đồng cho dự án cảng Hòn La giai đoạn 2
  • DN vận tải miền Trung : Khó vì cầu Bà Rén
  • DN vận tải miền Trung: Tiếp tục lao đao
  • Sửa chữa đồng bộ tại Ga Sóng Thần: Đợi 10 năm nữa?
  • Đau đầu bài toán hạ tầng sau cảng: Bao giờ cảng hết chờ đường
  • Hệ thống cảng nước sâu: Không ngừng được mở rộng và hiện đại hóa
  • "Lỗ hổng" trong quản lý vận tải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container