Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên tục cải tiến để chống hàng giả

Bắt đầu từ con số không: không vốn, không bằng cấp, không kinh nghiệm… nhưng vì “mang nợ” Nhà nước nên cả đời anh Quảng Diệu Hưng, chủ DNTN Thương mại và sản xuất cầu dao điện Tiến Thành, quyết phấn đấu làm giàu. Vượt bao thăng trầm trong sự nghiệp, anh đã chọn niềm vui qua số thuế nộp cho Nhà nước, bởi anh nghĩ, nộp thuế càng nhiều, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao! Và anh đã đạt tâm nguyện khi nhiều năm liền được ngành thuế tuyên dương “Người nộp thuế tốt”…

Cơ may từ một chuyến đi học nước ngoài

Đang học lớp trung cấp điện phải nghỉ nửa chừng vì kinh tế gia đình khó khăn, anh Quảng Diệu Hưng bắt đầu sự nghiệp bằng chiếc máy hàn thuê trên vỉa hè. Là người Hoa, tính tình cần mẫn, thật thà, anh đã nhanh chóng tạo được niềm tin của khách hàng. Lúc ấy, chiếc máy hàn trị giá chỉ 800.000 đồng nhưng người chủ thấy anh làm ăn được đã tăng giá thuê đến 200.000 đồng/ngày.

Công nhân đang làm việc tại Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành.

Mỗi ngày làm đều có lời nhưng phải lo cho cả gia đình nên làm ngày nào “xào” ngày đó. Khó khăn lắm anh mới tiết kiệm, tích góp đủ tiền mua được máy mới cho riêng mình. Chỉ là chiếc máy hàn trị giá không hơn 1 triệu đồng nhưng đó là tài sản đầu tiên có giá trị mà anh làm chủ. Anh còn nhớ như in cảm giác sung sướng khi nhiều ngày liền anh cứ ngắm nhìn chiếc máy mà xúc động đến chảy nước mắt. Có tiền mua máy nhưng anh vẫn “trụ” ở cái vỉa hè cũ. Gần năm sau anh mới đủ tiền thuê địa điểm mở tiệm. Sự nghiệp bắt đầu từ đó. Cứ thế, vừa làm vừa tích góp đầu tư mở rộng ra.

Năm 2000, nước ngoài có chương trình tài trợ cho đi học kỹ thuật tại Nhật. Thật may mắn, anh được chính quyền quận 5 cử đi học. Sang Nhật Bản, nhờ kinh nghiệm sẵn có, anh nhanh chóng nắm bắt những kỹ thuật mới mà chuyên gia nước bạn hướng dẫn. Trở về, anh mở ra cho mình một con đường mới: chế tạo máy phục vụ cho việc sản xuất của mình. Ban đầu, anh sản xuất cầu dao điện, sau đó anh thâm nhập vào thị trường, cái gì thị trường cần là anh sản xuất. Anh nhanh chóng mở rộng sản xuất sang các mặt hàng đồ điện khác như chuông điện, ổ cắm, bóng đèn… theo quy trình khép kín. Đến giờ anh xây dựng được nhà máy sản xuất ở Long An với quy mô hơn 300 công nhân. Hệ thống máy móc hầu hết là do anh tự chế tạo. Còn tại TPHCM, anh đẩy mạnh mạng lưới thương mại, cung cấp hàng tận nơi cho các cửa hàng bán sỉ, bán lẻ. Số tiền mà anh nộp cho ngân sách tăng liên tục qua các năm, lên đến hàng tỷ đồng.

Cải tiến nhanh, người làm hàng giả không theo kịp

Những năm gần đây, mặt hàng của anh dần chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nhưng, lúc sản phẩm của anh nổi tiếng cũng là lúc bị giả thương hiệu. Dù trên mỗi sản phẩm có dán tem chống hàng giả, nhưng khách hàng của anh vẫn mua nhằm hàng giả. “Con đường” đi tìm chân lý quá vất vả. Muốn cơ quan chức năng bảo vệ, anh phải theo dõi, lần ra địa điểm của người làm hàng giả. Công việc rất nan giải vì vừa tìm ra địa chỉ người làm hàng giả nào là họ dọn đi nơi khác. Quá tốn thời gian theo đuổi, anh đành chọn hướng liên tục cải tiến mẫu mã hàng hóa, nâng chất lượng sản phẩm để đối tượng làm hàng gian không theo kịp.

Cách này phù hợp với niềm đam mê sáng tạo của anh nên càng giúp doanh nghiệp anh phát triển nhanh hơn. Càng kinh doanh hiệu quả, số tiền anh nộp thuế càng nhiều. Mỗi tháng, anh chỉ hỏi kế toán xem số tiền thuế mình đóng cho ngân sách bao nhiêu để xác định hiệu quả kinh doanh của mình. Đó cũng là cách quản lý hiệu quả của anh: “Tôi đam mê nghiên cứu, sáng tạo, vì vậy niềm hạnh phúc của tôi là sản phẩm của mình được thị trường tin dùng”. Anh cho rằng, không chỉ bản thân mình mà đã là người kinh doanh thì chỉ vui khi có được hiệu quả từ hoạt động chuyên môn chứ không phải làm giàu từ việc gian lận thuế của Nhà nước. Hơn nữa, làm ăn mà cứ lo tìm cách đối phó, luồn lách để trốn thuế thì còn đâu thời gian, đầu óc để tập trung vào chuyên môn. Còn đối với anh, việc nộp thuế còn mang một ý nghĩa thiêng liêng khác là… “trả ơn” nhà nước đã tạo điều kiện cho anh đi học để có được sự nghiệp như hôm nay.

(Theo HÀN NI // SGGP Online)

  • Doanh nhân Nguyễn Hữu Sơn và giấc mơ “xe đạp”
  • Người nông dân nhận hai giải thưởng sáng tạo kỹ thuật
  • Người say mê với hạt đậu nành
  • Bầu Hiển: Mua trực thăng và uống bia hơi
  • Chuyện ông chủ ao ba ba
  • Mở tiệm dạy làm bánh Tây
  • Các đại gia đua nhau sắm máy bay
  • Kinh nghiệm vượt khó của một giám đốc thương binh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao