Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Tái cấu trúc” bản thân

Ông Phạm Đức Bình (bìa phái) và những học viên cùng học khóa MBA trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm tại công ty Thanh Bình. Ảnh: Uyên Viễn.

Từng trắng tay vì kinh doanh cà phê thua lỗ gần cả 100 tỉ đồng, ông Phạm Đức Bình - người sáng lập Thanh Bình Group, nghiệm ra rằng kinh doanh cần phải mạo hiểm, nhưng đó không phải là canh bạc và cần phải xác định đâu là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp để tập trung phát triển.

Điều đó đã làm thay đổi số phận của Thanh Bình sau năm năm đứng bên bờ vực phá sản.

Sai một ly, mất năm năm cày trả nợ

Đang chăn nuôi heo khá thành công với đàn heo khoảng 5.000 con và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, những năm cuối thập niên 1990, thấy nhiều người ăn nên làm ra với hàng nông sản, ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã quyết định mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Sau những vụ kinh doanh cà phê nhân trúng đậm, năm 2000 ông quyết định mua 10.000 tấn cà phê để “đánh mẻ lớn”.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. “Giá cà phê lúc đầu mua trên 13.000 đồng/ký, sau rớt xuống 7.300 đồng/ký, rồi 6.000 đồng, cuối cùng dừng ở mức 4.000 đồng. Kết quả, Thanh Bình lỗ gần 100 tỉ đồng”, ông Bình kể. Tiếp đó là những ngày cực kỳ khó khăn.

Ông đề nghị các chủ nợ thay vì tịch thu nhà máy, trang trại thì hãy để ông tiếp tục sản xuất, chăn nuôi để còn cơ hội trả nợ, vì nếu tịch thu nhà máy, họ chưa chắc sản xuất hiệu quả bằng ông do thiếu kinh nghiệm. Các chủ nợ đã chấp thuận lời đề nghị của ông.

Từ đó, Thanh Bình quay lại ngành nghề kinh doanh chính là chăn nuôi heo và sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. Năm năm sau, Thanh Bình trả hết nợ theo đúng cam kết. “Đó cũng là chữ tín mà Thanh Bình tạo dựng được với các đối tác trong thương trường”, ông Bình nói.

Đàn heo của Thanh Bình kể từ đó liên tục phát triển thành 10.000, rồi 12.000 con.

“Cả đời bố mẹ tôi sống bằng nghề chăn nuôi heo. Hồi học tiểu học, hai cụ dạy tôi bài học đầu tiên về chuyện làm ăn, bằng cách cho tôi một con heo để nuôi. Từ một con, sau đó phát triển thành nhiều con, đến năm 15 tuổi, tôi sở hữu đàn heo cả 100 con. Năm 18 tuổi, tôi nghỉ học để bắt đầu con đường kinh doanh”, ông Bình kể.

Khoảng năm 1988, cơ sở chăn nuôi heo Thanh Bình được thành lập. Đến năm 1995, Thanh Bình chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Giúp người nghèo cần câu

Ông Bình cho biết, trước đây khi điều hành công ty ông thường vận dụng kinh nghiệm rút tỉa từ trường đời vì chưa từng học qua các khóa quản lý, điều hành doanh nghiệp. “Điều hành công ty theo kiểu gia đình, không có người cầm cương nên nhiều quyết định chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình. Rút kinh nhiệm từ vụ kinh doanh cà phê thất bại, đến năm 2005 tôi quyết định chuyển Thanh Bình thành công ty cổ phần để mọi hoạt trong doanh nghiệp được minh bạch, khách quan hơn. Bây giờ trước khi quyết định vấn đề gì, tôi phải cân nhắc thật kỹ. Quyền lợi của cổ đông là điều then chốt mà người đứng đầu doanh nghiệp phải nghĩ đến”, ông Bình nói.

Những năm kế tiếp, ông Bình vừa sáng lập thêm Thanh Bình 3, 4, 5, vừa góp vốn thành lập các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực mua bán doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, sản xuất đồ gỗ, nuôi tôm, đầu tư và xây dựng. Công việc kinh doanh của Thanh Bình và các công ty liên kết phát triển khá thuận lợi, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động.

“Mỗi năm Thanh Bình Group tăng trưởng trung bình từ 20-30%, doanh thu đạt khoảng 1.000 tỉ đồng/năm”, ông Bình cho biết. Hiện ông Bình đang là Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai.

Những tháng đầu năm 2009 ông Bình đã tham dự khóa học MBA dành cho lãnh đạo tại Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI), TPHCM. Theo ông, những kiến thức thu thập từ khóa học giúp ông “tái cấu trúc” bản thân, giúp ông nhìn ra cơ hội kinh doanh trên những lĩnh vực mà Thanh Bình Group đang tham gia, biết hướng đi nào phù hợp với bối cảnh hiện nay, cũng như tái cấu trúc doanh nghiệp trong bối cảnh “bão” kinh tế toàn cầu. Hầu hết thời gian trong ngày, ông Bình dành để đến với các doanh nghiệp của mình.

“Tôi có thói quen điều hành công việc chỉ nói miệng, không sử dụng giấy bút ghi chép. Công ty rất ít tổ chức họp hành, quan trọng là làm. Nếu nhân viên làm xong công việc được giao thì trước tiên báo cáo miệng để tôi nắm thông tin, sau đó mới trình văn bản”, ông Bình cho biết.

Tình hình kinh doanh năm 2008-2009 của các doanh nghiệp trong nước đang chững lại trên nhiều lĩnh vực, Thanh Bình Group cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Tuy nhiên, không vì thế mà công ty ngưng triển khai các hoạt động hướng tới cộng đồng. Ngày 7-5 vừa qua, Thanh Bình Group triển khai đợt 2 chương trình “Giúp cần câu cho nông dân” thông qua việc giúp nông dân nghèo nuôi heo. Đây là chương trình xóa đói giảm nghèo do Thanh Bình tổ chức.

Ông Bình cho biết, đối tượng của chương trình là nông dân nghèo của 12 xã nghèo nhất trong tỉnh Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú và Cẩm Mỹ đang canh tác cây trồng, lâm nghiệp, thủy sản… nhưng thiếu con giống, thiếu vốn, thiếu kiến thức kỹ thuật. Hộ nghèo được chọn phải là những hộ có ý chí vươn lên, mong muốn thoát nghèo, có lối sống lành mạnh, không cờ bạc, nghiện rượu, nghiện hút.

Mỗi xã có 30 hộ được công ty giao 30 heo nái để nuôi (trị giá 2,8 triệu đồng/con) và thức ăn với giá ưu đãi. Xã cử ra hai người đại diện đi tập huấn kỹ thuật tại Công ty Thanh Bình, sau đó về hướng dẫn lại cho bà con. Khi heo nái đẻ, hoặc heo thịt đến kỳ thu hoạch, công ty sẽ bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường.

Song song với chương trình “Giúp cần câu cho nông dân”, trong năm 2009, Thanh Bình Group còn thành lập trung tâm hỗ trợ vào đời.

“Những năm trước, tham gia các chương trình xã hội, tôi thấy nhiều em đến tuổi trưởng thành nhưng các nhà mở, trung tâm bảo trợ xã hội không tiếp nhận vì quá tuổi quy định hoặc những phạm nhân trong độ tuổi lao động sau khi ra khỏi trại giam cũng không có nơi nương tựa. Những đối tượng này sẽ được chúng tôi nhận về nuôi, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, số lượng tối đa khoảng 100 người. Thời gian lưu trú của mỗi thành viên là hai năm. Mục đích của Thanh Bình là giúp họ trở thành một công dân bình thường, có lý lịch tư pháp tốt để dễ dàng tái hòa nhập với cộng đồng”, ông Bình nói.

Công ty cổ phần Thanh Bình: Khu phố 8, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 061.3983458. Fax: 061.3988345. E-mail: pdbinh@hcm.vnn.vn. Website: thanhbinhdn.com.vn 

(Theo Tường Nguyên // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Xây biệt thự từ phế phẩm
  • Chiến sĩ Điện Biên thành triệu phú nuôi ong
  • Thành tỷ phú từ nghề nuôi dế
  • “Vua” ong mật
  • Tỷ phú… dược liệu
  • Tỷ phú vùng sơn cước
  • Đại gia Việt trên đất Triệu Voi
  • Chuyện về Tổng giám đốc IDG Venture Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao