Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân trẻ & thương hiệu kẹo dừa Thanh Long

Sản xuất keo dừa Thanh Long. Ảnh: H.THẮM

Từ một cơ sở sản xuất nhỏ của gia đình, anh Nguyễn Minh Tâm ở TX.Bến Tre, tỉnh Bến Tre đã phát triển thành thương hiệu kẹo dừa Thanh Long đứng vững không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn cả thị trường nhiều nước trên thế giới.

 

* Tạo dựng thương hiệu

 

“Có lẽ tuổi thơ gắn liền với kẹo dừa, nên từ lâu kẹo dừa không chỉ gắn bó với gia đình tôi mà bản thân tôi cũng cảm thấy phải có trách nhiệm với đặc sản của quê mình”, với ý nghĩ đó, nên sau khi tốt nghiệp cao đẳng ngành Maketing năm 1999, Tâm về tiếp quản xưởng kẹo dừa của gia đình. Anh cho biết, kẹo dừa Thanh Long ra đời từ năm 1975. Lúc đầu là lò kẹo nhỏ của gia đình, mỗi ngày, lò chỉ làm vài ký bỏ mối cho các tiệm nhỏ bán cho học sinh và chỉ đơn giản là có chất béo, ngọt, gói trong miếng giấy dầu đơn sơ thì đem ra bán. Nhưng từ khi về tiếp quản, chàng trai trẻ sinh năm 1978 này từng bước đổi mới mẫu mã, tạo ra thêm nhiều sản phẩm kẹo từ dừa có nhiều hương vị khác nhau như: dứa, sầu riêng, đậu phông, ca cao...

 

Khi về tiếp quản cơ sở sản xuất của gia đình, Tâm đã thành lập Doanh nghiệp tư nhân kẹo dừa Thanh Long. Anh bắt tay thực hiện ước mơ quảng bá kẹo dừa Bến Tre bằng những chuyến khảo sát các thương hiệu nổi tiếng từ Nam chí Bắc với mong muốn đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng và đứng vững trên thương trường. Thời gian này, cà phê Trung Nguyên đang là thương hiệu gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng, anh Tâm bỏ nhiều thời gian ra tận Buôn Ma Thuột học hỏi cách làm, xây dựng và quảng bá thương hiệu của họ. Trở về quê, anh mạnh dạn đầu tư bảng hiệu, quầy hàng, đưa ra nhiều chế độ ưu đãi cho đại lý của Thanh Long ở các huyện, thị trong tỉnh. Dù một số nơi buôn bán ế ẩm, nhưng khẳng định việc chọn hướng đi và cách làm này là đúng, vì có gần 40/50 đại lý xây dựng ban đầu thành công. Thắng thế, anh Tâm tiếp tục mở rộng ra các tỉnh lân cận và thị trường tiêu thụ mạnh nhất hiện nay ngoài Bến Tre phải kể đến Cần Thơ và An Giang.

 

“Ai đến Bến Tre, điều gây ấn tượng đầu tiên đối với họ là những bảng hiệu kẹo dừa được quảng cáo hầu như khắp các ngả đường”, anh Tâm đúc kết. Để thương hiệu đứng vững và vươn xa, cách quảng bá chính vẫn là xây dựng hệ thống bán lẻ, nhà phân phối, trong đó việc dùng hình ảnh trực quan để giới thiệu sản phẩm là rất quan trọng. Khi khách hàng đến, không cần thiết phải mua sản phẩm của Thanh Long, trước mắt để khách tham quan xưởng sản xuất, thử các loại kẹo nếu loại nào vừa ý thì mua chứ không bắt buộc. Anh Tâm cho rằng, một khi thương hiệu đã đủ mạnh thì cần chú ý nhiều hơn đến chất lượng, mẫu mã và phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, hương vị nếu không thương hiệu sẽ bị mai một. Phải biết dùng hương vị cho từng đối tượng ở từng vùng khác nhau, phải biết kết hợp các gia vị vừa đủ thì viên kẹo mới ngon.

 

* Mở rộng quy mô

 

Với một cơ sở sản xuất nhỏ ban đầu, anh Tâm đã xây dựng thành 3 cơ sở chuyên sản xuất kẹo dừa, có trên 250 lao động làm việc thường xuyên với mức lương từ 1,2-2 triệu đồng/người/tháng. Ban đầu chỉ với vài mặt hàng, đến nay, Thanh Long đã có nhiều sản phẩm các loại như: kẹo dừa, kẹo chuối, kẹo hạt điều, kẹo trái cây, mứt gừng dẻo, bánh tráng sữa, mứt mãng cầu, nước màu dừa... Chỉ riêng trong tỉnh Bến Tre, có khoảng 400 điểm bán lẻ và mỗi tỉnh, thành đều có một nhà phân phối cùng nhiều điểm bán lẻ của Thanh Long. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, kẹo dừa Thanh Long còn xuất khẩu sang Mỹ, Úc và bước đầu được thị trường này ưa chuộng. Tuy nhiên, theo anh Tâm, chủ lực của cơ sở chỉ tập trung phát triển ở thị trường nội địa và sản phẩm làm ra chỉ phục vụ cho xuất khẩu từ 20-30%. Vì tiềm năng kẹo dừa ở thị trường nội địa hiện nay rất lớn, ngay cả các tỉnh miền Tây, thậm chí ra miền Trung, miền Bắc, nếu biết cách quảng bá sẽ tiêu thụ mạnh. Thời gian qua, người dân ở ĐBSCL và TP.HCM đều biết đến kẹo dừa, nhưng miền Bắc, miền Trung số lượng bán ra cũng có hạn do phải chịu sự cạnh tranh của kẹo làm bằng trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc.

 

Hiện nay, trung bình mỗi tháng, Thanh Long xuất ra thị trường khoảng 4 tấn kẹo thương phẩm, nhờ vậy năm qua đã đem về doanh thu trên 35 tỉ đồng, lợi nhuận hơn 3,5 tỉ đồng. Trong năm nay, Thanh Long đưa mục tiêu nâng doanh thu lên mức 45 tỉ đồng bằng cách mở rộng thị trường ra các tỉnh, nhất là ở những nơi vùng sâu mà trước đây chưa xây dựng đại lý, thậm chí sẽ hướng tới thị trường bán lẻ ở các tiệm tạp hóa. Vì thị trường nội địa hiện nay còn rất lớn, nhất là vào các dịp lễ tết, nếu tiếp tục mở rộng thì doanh số của Thanh Long không dừng lại ở mức hiện tại.

 

“Tôi mong muốn liên kết các cơ sở sản xuất lại và có hướng xây dựng thương hiệu chung cho kẹo dừa Bến Tre, nhưng do mỗi thương hiệu có chất lượng, hương vị kể cả mục đích kinh doanh của các cơ sở khác nhau, nên ý định này không phải dễ thực hiện”, anh Tâm trăn trở.

(Theo Hậu Giang Online)

  • Theo dấu khải Silk?
  • Doanh nhân ngoại quốc đầu tiên xin nhập quốc tịch Việt Nam: Làm trai năm liệu bảy lo mới hào
  • “Dã tràng” cũng nên chuyện
  • Ngân hàng để kiếm tiền, giáo dục để lưu tên tuổi
  • Đầu tư cần quyết đoán và có cơ sở
  • Doanh nhân Sài Gòn tiên phong và sáng tạo
  • Chọc trời khuấy nước ở 'ao nhà'
  • Doanh nhân Việt ở nước ngoài: Khát vọng hội tụ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao