Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nữ doanh nhân Bùi thị Quy: Lặng lẽ góp mật cho đời

Trên cương vị thuyền trưởng của các Cty Mía Đường cồn Vạn Phát, nữ doanh nhân ấy đã thể hiện bản lĩnh người quản lý của mình với triết lý kinh doanh sâu sắc. Hơn thế, ở tuổi lục tuần, bà vẫn nhanh nhạy, quyết đoán, luôn hưng phấn và “cháy” hết mình với công việc dù đã có thể kê cao gối nghỉ ngơi. Đó chính là nữ doanh nhân Bùi Thị Quy - người đàn bà luôn đau đáu với những dự định tốt đẹp cho đời, cho đất nước, vẫn miệt mài với những kế hoạch cùng nông dân làm giàu từ cây mía.

Ngay từ nhỏ, Bùi Thị Quy đã bộc lộ năng khiếu kinh doanh qua việc phụ cha mẹ bán quán cơm, hay mang rau vào thành phố bán cho các khu dân cư vì: giá cao, không bị ép giá như ở chợ. Với sự nhạy bén, quyết tâm và bản lĩnh vững vàng, bà đã từng bước hiện thực hoá khát vọng, trở thành doanh nhân thành đạt.

Bôn ba!

tinkinhte.comCâu chuyện của bà bắt đầu chuyến đi Sài Gòn năm 1972 cùng ba con thơ. Khi đó, trên chuyến canô vào Phú Yên, vì say sóng đến “không biết gì”, người mẹ trẻ đã phải buộc 2 đứa trẻ vào chân cùng 1 đứa trên lưng để giữ con. “Chuyến đò đầu” đầy gian khổ ấy như báo hiệu cho một chặng đường đầy sóng to gió lớn đã “tôi luyện” nên một tài năng kinh doanh, làm sáng lên một nghị lực phi thường của người luôn vượt lên trên những con sóng dữ của cuộc đời. Sau những ngày đầu lân la tìm hiểu và kiếm chỗ trọ ở đất Sài Thành, bà Quy khi ấy đã khởi nghiệp bằng việc buôn bán trái cây ở Chợ Lớn, bởi đơn giản là “cần ít vốn và ít mặt bằng nhất”. Lạ nước, lạ cái, ngày đầu tiên bà chỉ mong mỗi ngày lời được 200 đồng, đủ chi phí trang trải cuộc sống là mừng. Có lẽ trời cũng chiều lòng người, với bản chất chịu thương chịu khó lại khôn khéo nên khách hàng rất ấn tượng và yêu mến bà. chỉ riêng ngày đầu bà đã lời hơn 3.000 đồng, công việc kinh doanh bắt đầu có dấu hiệu thuận lợi.

Nhưng khi nhà nước đổi tiền bà lại trắng tay. Hết vốn nhưng không hết lực, bà lại khởi nghiệp lần thứ 2 với việc buôn bán đường, vốn là 2 bao đường mượn của người em gái. Lúc đó, Bùi Thị Quy cũng đã nhận ra rằng, muốn phát triển kinh doanh đường thì không chỉ phải giải bài toán mua tận gốc bán tận ngọn mà còn là bài toán phát triển, mở rộng thị trường, phải phục vụ được nhiều khách hàng, làm họ hài lòng với những nhu cầu khác nhau. Nghĩ là thế, nhưng giải bài toán là không dễ khi việc buôn bán thời đó chủ yếu là mua bán trao tay, giao thương kém phát triển, rồi cả chiến tranh...

Hằng ngày bà dậy từ giữa khuya, lo chuẩn bị mọi thứ trong ngày cho con, rồi ra bến xe mua đường của thương nhân từ Quảng Ngãi vào và cung ứng đường của miền Tây cho họ. sau đó chạy ngược lại đón và cung ứng đường Quảng Ngãi cho thương lái miền Tây. Sau hai chuyến hàng ngược xuôi, hưởng một khoản chênh lệch lớn từ cách làm này, bà lại ra đón đường từ Tây Ninh vào và bắt đầu một ngày buôn bán như những thương nhân bình thường khác. Góp gió thành bão, bà tích lũy dần được vốn làm ăn. Năm 1986, khi kinh tế bắt đầu mở cửa, người phụ nữ tiểu thương này lập một cơ sở sản xuất đường, cồn, gas, phân vi sinh trong khuôn viên khá rộng tại nhà riêng (Q Tân Phú).

10 năm sau, cơ sở đủ vững vàng, trở thành DNTN Vạn Phát. Thương hiệu Vạn Phát ngày càng có tiếng vang nên bà Quy quyết định thành lập thêm hai Cty sản xuất cùng ngành nghề ở vùng quê khó Bình Định, Phú Yên, lập hẳn một nhà máy sản xuất bao bì tại KCN Phú Tài.

Chinh phục thử thách để thành công

Năm 2003, khi Bộ NNPTNT quyết định đóng cửa một số nhà máy đường sản xuất thua lỗ, giám đốc Bùi Thị Quy mạnh dạn mua xác máy của nhà máy đường Việt Trì về Phú Yên lập nhà máy rượu Vạn Phát. Có duyên với kinh doanh đường và cho đến nay dường như tất cả những gì từ cây mía mang lại bà đều tận dụng. Những sản phẩm kinh doanh mà Vạn Phát đầu tư đều có mối liên hệ mật thiết với nhau thành một quy trình khép kín về nguyên liệu đầu vào: công nghệ máy móc hiện đại, thiết bị khép kín, tận dụng bã mía, mật rỉ để sản xuất cồn, gas, phân vi sinh để hạn chế rủi ro, giảm giá thành, tăng cường bảo vệ môi trường... Có lẽ vì thế mà quá trình kinh doanh của Vạn Phát thuận lợi và ổn định.

Nữ doanh nhân Bùi Thị Quy (ngoài cùng bên trái) tại Hội nghị nữ doanh nhân Châu Á
 
Tuy nhiên, với người kinh doanh con đường luôn không bằng phẳng, con đường đến với thành công của nữ giám đốc Bùi Thị Quy cũng vậy. Một khi quá trình sản xuất mà không chủ động được về nguyên liệu đầu vào thì khó có thể xoay xở kịp với những biến động của thị trường. Và thực tế là trước đây Vạn Phát đã gặp nhiều khó khăn, nhất là việc nguồn mía cho các nhà máy đường không đáp ứng đủ nhu cầu. ở Phú Yên cũng vậy, việc sản xuất cồn, rượu của Vạn Phát bị đình trệ. Đau đáu, tâm huyết với sự trưởng thành của Vạn Phát và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nên dù đã bước qua tuổi 60 bà vẫn bôn ba. Năm 2007, nhà máy đường Bình Dương giải thể, bà quyết định mua lại toàn bộ dây chuyền đem về huyện Long Mỹ, Hậu Giang thành lập Cty mía đường cồn Long Mỹ Phát.

Từ lâu, thực trạng ngành mía đường nước ta gặp rất nhiều bất cập, khó khăn, nhất là nguyên liệu mía. hầu hết các nhà máy đường vẫn chưa có phương án đầu tư thỏa đáng xây dựng vùng nguyên liệu. Quan hệ giữa nhà máy và nông dân thường xuyên xảy ra “sự cố”: Nhà máy “kêu” nông dân vi phạm hợp đồng, nông dân “tố” nhà máy đánh trữ đường thấp... Thường xuyên xảy ra hiện tượng nhà máy không mua hết mía cho nông dân, rồi lại dẫn đến tranh mua khi sản xuất vào giai đoạn cao điểm, khiến ngành mía - đường “xoay tít” trong vòng luẩn quẩn.

Trước tình hình đó, ngay từ đầu, Vạn Phát đã có chiến lược về nguyên liệu. Cty cử cán bộ thường xuyên xuống nằm vùng để nắm sự phát triển của cây mía, hướng dẫn thêm cho bà con kỹ thuật, chẳng những kí hợp đồng bao tiêu mà còn mạnh dạn ứng tiền trước để nông dân có thu nhập thường xuyên, cuộc sống khá hơn. Vì thế, tuy là nhà máy đường đầu tiên có nguồn vốn dân doanh, chính thức đi vào hoạt động mới 2 năm nhưng Long Mỹ Phát tạo ra nhiều ấn tượng trong ngành sản xuất mía đường và với người dân. Vừa qua, ngoài 2.600 ha mà UBND tỉnh Hậu Giang phân vùng để Cty đầu tư, các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh cũng đã dành một số diện tích liên vùng để nhà máy Long Mỹ Phát đến kí hợp đồng.

Phát biểu tại lễ ra quân cho vụ ép mía đường 2009 - 2010 tại Phú Yên, TGĐ Bùi Thị Quy trăn trở: “người nước ngoài đến VN sản xuất đường và làm ăn có hiệu quả. vậy DN VN chúng ta cần làm sao để đứng vững ngay trên đồng đất quê hương ?

Và bà tự trả lời cho câu hỏi của mình: “Cty Vạn Phát luôn quyết tâm không những sánh vai chạy đua mà còn phát huy lợi thế của mình để tăng tốc. Vạn Phát đã chuẩn bị hành trang kỹ cho các bước phát triển tiếp theo. cụ thể cty đã đầu tư chiều sâu, cải tạo thiết bị, nâng cao công suất nhà máy...”.

Thay lời kết

Có lẽ ít có người tâm huyết và theo đuổi ngành sản xuất đường như bà. Bởi nữ giám đốc Bùi Thị Quy vẫn luôn tin tưởng ngành sản xuất đường ở các địa phương Cty Vạn Phát đầu tư nói riêng và nước nhà nói chung sẽ có chung tiếng nói: “Đến năm 2011, thị trường đường sẽ tự do, không có chuyện nhập lậu. Ngay từ bây giờ các nhà máy phải ngồi lại với nhau quy hoạch, đầu tư vùng nguyên liệu. Tính toán xem với công suất và diện tích hiện có là thừa hay thiếu. Các nhà máy phải xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình, không còn tình trạng tranh giành nguyên liệu diễn ra nhiều năm, cùng nhau hướng đến sự phát triển lâu dài...”.

Sự thành công của một doanh nhân bắt nguồn từ đâu, một nghị lực phi thường để vươn lên trong khốn khó, dũng cảm chấp nhận thất bại để làm lại từ đầu ? Ý tưởng kinh doanh sáng tạo, độc đáo, một tầm nhìn xa vượt hiện tại hay tấm lòng vì mọi người, cộng sự... Có lẽ cuộc đời kinh doanh của bà Bùi Thị Quy là câu trả lời đầy đủ nhất: Như ong thợ vẫn vô tư làm mật dâng đời, bà cũng đang âm thầm cùng những cộng sự, nông dân của mình “làm mật” và sẻ ngọt cho đời. với bà, được cống hiến là trách nhiệm, là niềm vui: Những bằng khen, danh hiệu của các ban ngành dành tặng cho sự xuất sắc và cả tấm lòng của bà đối với ngành mía đường. Và trên hết là sự tri ân, cảm mến của nông dân trồng mía ở Phú Yên, Hậu Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Trà Vinh... đã và đang gửi đến bà ngày càng nhiều.
 
Năm 2007, Tổng liên đoàn lao động VN vinh danh giám đốc Bùi Thị Quy là “Nhà quản lí giỏi” năm 2008. Phòng Thương mại và Công nghiệp VN phong tặng bà thêm danh hiệu “Doanh nhân văn hóa”. Từ ngày 15 -20/9/2009, bà vinh dự tháp tùng Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham dự Hội nghị “Nữ doanh nhân châu Á” tổ chức tại Seoul Hàn Quốc với chủ đề “phụ nữ châu Á tạo dựng môi trường, bầu trời và đất nước xanh trên đại dương xanh”...

(Theo Gia Hòa // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nguyên Tổng Giám đốc JPA: Thành công và thất bại
  • Trò chuyện với tỷ phú nông dân
  • Doanh nhân Đoàn Ngọc Hùng: Đam mê và nghị lực
  • Những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam
  • Hà Dũng: Mang nợ vì giấc mơ bay
  • Nếu thiếu tin tưởng, mọi con đường sẽ xa xôi, âm u hơn
  • Người gây dựng sản phẩm công nghệ “Made in Vietnam”
  • Ông Giám đốc với siêu dự án nông nghiệp tại Hải Phòng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao