Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người gây dựng sản phẩm công nghệ “Made in Vietnam”

Tiến sĩ Lệ và cộng sự tự hào TMA có thể cạnh tranh trực tiếp với các công ty Ấn Độ và Trung Quốc
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ (Việt kiều Canada) được giới tin học Việt Nam tôn vinh là một trong những người tiên phong trong ngành gia công phần mềm Việt Nam với những ứng dụng thành công trong thực tiễn.
 
Năm 2001, ông Lệ về Việt Nam làm cho TMA Solutions, một công ty tư nhân chuyên về gia công phần mềm cung cấp cho các đối tác nước ngoài, trong vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bỏ tập đoàn nước ngoài lương cao và nhiều cơ hội thăng tiến để về làm việc cho một công ty gia công phần mềm tư nhân, ông Lệ có lý riêng của mình.

Theo ông, Việt Nam rất có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp gia công phần mềm, mà yếu tố đặc biệt quan trọng là nguồn nhân lực dồi dào.

“Mỗi năm, Việt Nam đào tạo trên vài chục nghìn chuyên viên công nghệ thông tin (CNTT). Các kỹ sư Việt Nam có khả năng học hỏi, nắm bắt công nghệ mới nhanh. Ngoài ra, chúng ta có đội ngũ đông đảo người Việt ở nước ngoài đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin; chỉ riêng Thung lũng Silicon có trên 10.000 chuyên gia công nghệ thông tin người Việt. Đội ngũ này không chỉ mang đến kinh nghiệm, mà còn là những cầu nối quý báu với các khách hàng nước ngoài”, ông lập luận.

Vào thời điểm ông trở về quê hương, ngành công nghệ thông tin đã được Nhà nước xác định là ngành công nghệ mũi nhọn. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa có tên trong bản đồ gia công phần mềm thế giới, nên các công ty Việt Nam rất khó thuyết phục các khách hàng nước ngoài.

Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của TMA lúc đó là trở thành công ty gia công phần mềm hàng đầu Đông Nam Á, để góp phần đưa tên Việt Nam vào bản đồ gia công phần mềm thế giới.

Vận dụng kinh nghiệm trên 25 năm làm việc ở nước ngoài, ông đã giúp TMA hoạch định chiến lược, mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao khả năng cạnh tranh trong các hợp đồng đấu thầu quốc tế. Từ chỗ chỉ có 6 kỹ sư ban đầu, đến nay, sau 12 năm hoạt động, TMA đã có đội ngũ 900 kỹ sư hùng hậu, được đào tạo bài bản, có khả năng thực hiện nhiều hợp đồng lớn cho các khách hàng nước ngoài.

Ông Lệ công nhận, tài sản lớn nhất mà ông và TMA gây dựng được sau 12 năm hoạt động chính là đội ngũ nhân lực. Chính đội ngũ này đã giúp TMA tạo ra các sản phẩm công nghệ thông tin mang thương hiệu “Made in Vietnam

Điều mà bản thân ông Lệ và cộng sự của ông bây giờ có thể tự hào là việc TMA có khả năng cạnh tranh trực tiếp với các công ty Ấn Độ và Trung Quốc – hai quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực gia công phần mềm – trong việc thu hút các hợp đồng gia công phần mềm thông qua đấu thầu quốc tế.

Bằng chứng là trong hàng chục đối tác quan trọng của TMA, có cả các công ty hàng đầu thế giới như Nortel (Bắc Mỹ và châu Âu), Alcatel-Lucent (Mỹ và châu Âu), Blade Network Technologies (Mỹ), NTT-Software (Nhật), Toshiba (Nhật), NEC (châu Úc)…

Để chuẩn bị nhân lực cho giai đoạn phát triển mới, ông Lệ cho biết, từ đầu năm 2008, TMA đã đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo để giúp các kỹ sư CNTT mới ra trường có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế để làm việc trong ngành phần mềm”, ông cho biết.

Gần đây, Việt Nam đã xuất hiện trong các bảng đánh giá các nước có tiềm năng về gia công phần mềm, nằm trong danh sách 10 nước hấp dẫn. TP.HCM và Hà Nội liên tục nằm trong danh sách các thành phố mới nổi về gia công phần mềm. Các đánh giá này giúp Việt Nam thu hút được sự chú ý của các công ty lớn và các công ty này đang tìm đến Việt Nam thay vì tập trung vào Ấn Độ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, để được các kết quả cao hơn trong những năm tới, theo ông Lệ, Việt Nam cần có nhiều công ty lớn có khả năng đấu thầu và cạnh tranh quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện cơ sở hạ tầng, và nên có một cơ quan chuyên trách để thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá cho ngành, vì nhiều quốc gia đã quan tâm chú ý ngành này nên có rất nhiều cạnh tranh.

Khi được hỏi về chính sách đối với Việt Kiều, ông đề xuất mời người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các dự án lớn của quốc gia, tận dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong việc phân tích, khảo sát, thiết kế và quản lý các dự án, thay vì mời công ty và chuyên gia nước ngoài.

“Nếu muốn Việt kiều đóng góp nhiều hơn nữa, thì phải tin tưởng và giao trọng trách, nhất là những người đã về Việt Nam sống và làm việc”, ông nói.

(Theo Nguyễn Hồng // Báo đầu tư)

  • Ông Giám đốc với siêu dự án nông nghiệp tại Hải Phòng
  • Thêm hương sắc cho lụa
  • Cậu bé mồ côi thành chuyên gia Y khoa xuất sắc trên đất Mỹ
  • Chuyện về "Ông chủ" tuổi 20 không bằng cấp
  • Ông chủ trẻ xuất khẩu máy bay mô hình
  • Khởi nghiệp với trấu
  • Doanh nhân trẻ & thương hiệu kẹo dừa Thanh Long
  • Theo dấu khải Silk?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao