Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ tay trắng thành doanh nhân hào hiệp

Ông Lạc cùng các cựu chiến binh trong câu lạc bộ
Ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có một Câu lạc bộ (CLB) Doanh nghiệp Cựu chiến binh gồm những người lính đã rời quân ngũ trở về đời thường tiếp tục đi đầu trên mặt trận kinh tế.
 
Họ gồm 64 thành viên, là các chủ doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, trang trại, sản xuất, kinh doanh... Chủ tịch CLB là ông Nguyễn Đức Lạc, một cựu chiến binh - doanh nhân hào hiệp đầy tâm huyết.

Ông Nguyễn Đức Lạc quê xã Đức Vịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1971, Nguyễn Đức Lạc đang học Đại học Sư phạm ngoại ngữ năm thứ hai thì có lệnh tổng động viên, ông đã gác bút, tình nguyện lên đường.

Người lính  trở thành doanh nhân

Trong những năm chiến tranh, Nguyễn Đức Lạc là chiến sĩ biên phòng, bảo vệ vùng biển Hoằng Hóa, Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chiến tranh kết thúc, Nguyễn Đức Lạc được điều vào Biên phòng cảng Vũng Tàu. Năm 1984, ông chuyển ngành về Công ty Cung ứng tàu biển, với khát khao học hỏi làm kinh tế. Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, năm 1994, ông quyết định xin ra ngoài để tự mình bươn trải với cuộc sống. Với vốn kiến thức và sự nhanh nhạy, ông đã thành công trong kinh doanh hải sản.

Ông kể cho tôi nghe nhiều chuyện may mắn trong làm ăn đã giúp ông tạo dựng cơ ngơi như ngày nay. Có một thời kỳ, Nguyễn Đức Lạc đi tìm mua tôm sú giống. Một con tôm sú mẹ mua của ngư dân giá chỉ 100.000 đồng một con, nhưng bán cho cơ sở nuôi giống, giá thành có khi lên đến hơn 10 triệu đồng. Nhưng, để nhận biết được con tôm sú mẹ nào có giá trị cao thì không phải ai cũng nhận ra. Ông Lạc là người có con mắt tinh tường nhận ra con tôm sú nào trị giá hàng cây vàng, con tôm sú nào chỉ đáng một miếng ăn. Và đó cũng là bí mật nghề nghiệp giúp ông thành công. Rồi có thời kỳ, ngư dân Vũng Tàu đi cào ốc tuyết nhung về làm thức ăn cho heo. Nguyễn Đức Lạc đã thu mua ốc tuyết nhung với giá 2.000 đồng một kg và ông xuất khẩu đi nước ngoài như mặt hàng đặc sản với giá bốn USD một kg...

Cơ sở kinh doanh hải sản của ông ngày càng có nhiều bạn hàng. Các nhà hàng và các tàu dịch vụ cũng tìm đến doanh nghiệp của ông mua hải sản. Tích lũy được ít vốn, ông nghiên cứu thị trường bất động sản rồi đầu tư vào đất đai và các ngành nghề khác. Nhà hàng Hải Phương ra đời từ năm 1996, lúc đầu chỉ là một gian nhà nhỏ, đến nay đã thành một trung tâm tiệc cưới lộng lẫy lớn nhất Vũng Tàu với bốn sảnh lớn, sức chứa hơn 2.000 khách. Giá đặt tiệc của nhà hàng Hải Phương rẻ hơn so với các nhà hàng ở Trung tâm thành phố Vũng Tàu từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/bàn. Giá thành giảm do mặt bằng ông không phải thuê mướn, đội ngũ phục vụ là sinh viên làm thêm sau giờ học. Ông Lạc còn ưu tiên giảm giá cho các đối tượng là bộ đội, công nhân, bà con nghèo...

Tấm lòng với xã hội

Từ đôi bàn tay trắng, ông Lạc gây dựng thành lập Công ty cổ phần Hải Phương. Trở thành doanh nghiệp, ông Lạc luôn trăn trở: Làm sao giúp các đồng đội cũng làm ăn được như mình? Năm 2002, ông cùng một số anh em thành lập CLB Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi với 16 thành viên mà ông là Phó chủ tịch CLB. Đến năm 2004, CLB đổi tên thành CLB Doanh nghiệp Cựu chiến binh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài việc giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cựu chiến binh còn thành lập Công ty cổ phần Cựu chiến binh Bà Rịa -Vũng Tàu. Ông Nguyễn Đức Lạc được cử làm phó giám đốc. Công ty đang đi vào hoạt động kinh doanh, xúc tiến thương mại với bạn hàng Singapore

Ông Lạc là một trong những người có nhiều đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Anh Nguyễn Văn Út, nhà ở xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa là con trai của mẹ Việt Nam anh hùng, có tới ba người anh là liệt sĩ thời kỳ chống Mỹ. Anh Út lo ăn từng bữa cho 6 đứa con nheo nhóc. Trước nguy cơ những đứa trẻ thất học, ông Lạc đã đứng ra bảo trợ tiền cho các cháu đến trường. Anh Võ Đình Quang, con trai duy nhất của hai liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ được ông Lạc cưu mang. Gia đình anh Võ Đình Quang neo quá, một chốn dung thân cũng không, ông Lạc đã vận động chính quyền địa phương cấp đất rồi bỏ ra hơn 30 chục triệu đồng và tổ chức quyên góp từ các doanh nghiệp xây cho gia đình anh Quang căn nhà khang trang bề thế hơn 100 triệu đồng. 

Cựu chiến binh - doanh nhân Nguyễn Đức Lạc đã được tặng rất nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Hội Cựu chiến binh và của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng ông “Cúp Vàng vì sự phát triển cộng đồng”. Nhưng phần thưởng lớn nhất là sự trân trọng của đồng đội, của những bà con nghèo đã được ông cưu mang, giúp đỡ.

(Theo Đoàn Hoài Trung – Đất Việt)

  • Sử vàng ghi tấm lòng vàng!
  • Doanh nhân Việt Nam tiên phong trong hội nhập
  • Gương thanh niên lập nghiệp : Nuôi chí 10 năm, thành công vững chắc
  • Khi “chuột” mang gan… “hùm”
  • Hướng đến phân khúc trống khúc
  • Một dự án, nhiều khát vọng
  • Ông chủ trẻ trên chiếc xe lăn
  • Chuyện làm ăn, làm giàu: Ông chủ nhiệm câu lạc bộ thanh long trái vụ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao