Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng: Ráo riết tìm kiếm thêm trữ lượng dầu

Ông Đinh La Thăng - tinkinhte.com
Ông Đinh La Thăng

Năm 2009, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đóng góp chiếm 24% tổng thu ngân sách của cả nước. Bởi thế trữ lượng dầu khí hiện là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế.

Tiền Phong có cuộc trò chuyện với ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐQT PVN.

Việt đang thay thế ngoại

Ông Đinh La Thăng cho biết: Năm 2009 dầu khí chịu ảnh hưởng nặng của biến động giá dầu thế giới. Giá dâu thô năm ngoái bình quân là 102 USD/thùng, năm nay chỉ còn 64 USD/ thùng (giảm gần 40%), mức giá này tác động trực tiếp tới tất cả hoạt động sản xuất, kinh danh, thu nhập, tài chính của tập đoàn.

Năm 2009, trị giá dịch vụ của PVN 96.000 tỷ, cao nhất từ trước tới nay. Chính vì vậy mặc dù giá dầu giảm nhưng doanh thu tập đoàn 2009 vẫn đạt 272.000 tỷ đồng nộp ngân sách đạt 91,58 ngàn tỷ đồng.

Đây cũng là năm đầu tiên PVN ký được hợp đồng cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí ra nước ngoài. Nhiều vị trí trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài thì nay đưa người Việt vào thay thế...

Ông có tính được việc thay thế người Việt vào những vị trí chuyên gia nước ngoài tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Rất nhiều. Bởi cùng một vị trí công việc, bình quân người nước ngoài mình phải trả 20.000-30.000 USD/tháng, thì khi thay người Việt vào chỉ phải trả  khoảng 5.000 USD/tháng. Chúng tôi đang thay thế dần rất nhiều vị trí quan trọng khác.

Thưa ông, hiện trữ lượng dầu của VN còn bao nhiêu. Nếu cứ khai thác như hiện nay, bao nhiêu năm nữa sẽ hết?

Trữ lượng dầu khí của VN không lớn. Hiện chưa thăm dò, khảo sát được hết, nên chưa thể có con số chính xác.

Hiện PVN được Chính phủ giao hai nhiệm vụ chính: khai thác và tìm kiếm gia tăng trữ lượng. Mỗi năm PVN đều phải tìm kiếm, gia tăng thêm trữ lượng. Nên nếu tính trữ lượng chúng ta đã phát hiện thì có thể khai thác 30 năm nữa. Trong 30 năm này lại thăm dò, gia tăng trữ lượng tiếp.

Như vậy, chúng ta có thể yên tâm khi xây dựng thêm các nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) và Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu)?

Việc xây nhà máy lọc dầu không chỉ để phục vụ lọc dầu thô do trong nước khai thác, mà những nhà máy này 100% lọc dầu thô nhập từ nước ngoài. Các đối tác đã cam kết sẽ cung cấp nguyên liệu cho cả đời dự án, nên ta hoàn toàn yên tâm.

Riêng nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ dùng để lọc dầu trong nước, nhưng cũng có ý kiến nên nhập dầu thô từ nước ngoài về sản xuất, vì dầu ở Bạch Hổ hiện chúng ta khai thác là loại dầu nhẹ, chất lượng cao, thậm chí có thể đưa thẳng vào dùng làm nguyên liệu cho những nhà máy điện, như thế hiệu quả kinh tế có thể còn cao hơn là đưa về nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiệu quả ra sao?

Ngay từ khi xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhiều ý kiến cho rằng vị trí đặt nhà máy mang ý nghĩa chính trị hơn là kinh tế. Hiệu quả kinh tế của nhà máy ra sao, thưa ông?

Tôi còn nhớ, trước khi mất, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời báo chí vẫn khẳng định: "Nếu được quyết định lại việc đặt vị trí nhà máy lọc dầu đầu tiên này, tôi vẫn chọn Dung Quất". Thực tế, hiệu quả của nhà máy không chỉ là hiệu quả kinh tế thuần tuý mà còn là xã hội, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng... Đến bây giờ khẳng định việc xây dựng nhà máy lọc dầu ở Dung Quất là hợp lý nhất.

Dung Quất có cảng, biển, từ khi xây dựng nhà máy, tại khu vực lân cận đã hình thành cả khu kinh tế Dung Quất, thu hút rất nhiều dự án đầu tư vào đó, trị giá cả chục tỷ đô la.

Còn hiệu quả kinh tế thuần túy của nhà máy thì sao?

Nhà máy hiện trong quá trình chạy thử. Sau khi khắc phục sự cố van và toàn bộ khiếm khuyết về kỹ thuật thì chạy lại. Dự kiến cuối tháng 2-2010 sẽ hoạt động trở lại. Với công suất của nhà máy sẽ đáp ứng khoảng 30% sản lượng xăng dầu cho thị trường.

Theo tính toán và phương án tài chính của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được chính phủ phê duyệt, sau khi quyết toán giá trị Chính phủ cho phép bán 49% cho đối tác nước ngoài. Nếu không hiệu quả thì ai mua. Điều này cho thấy quyết định của Bộ Chính trị, Chính phủ là hợp lý.

Khi nhà máy đi vào hoạt động bình thường, liệu giá xăng dầu có giảm?

Giá xăng dầu trong nước phụ thuộc giá quốc tế, nên mình không thể bán thấp hơn thế giới. Nhưng cái mà nhà máy mang lại là đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Cảm ơn ông.

(Theo Bá Kiên // Tienphong Online)

  • Quảng cáo, Du học ( Cty Nam Phú có nhiều ưu đãi )
  • Công ty TNHH TM- DV - SX T.P.L ( CRYSTAL)
  • Nghề đại lý thuế: Vướng vì... thiếu hướng dẫn
  • Eurowindow : Khẳng định thương hiệu hàng đầu
  • FutaCorp: “Chất lượng là danh dự”
  • Lần đầu tiên Việt Nam có bãi đỗ xe thông minh
  • Cty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng: Một năm nhìn lại!
  • SABECO - Thương hiệu tự hào của người Việt
  • Nhân đôi sức mạnh
  • Trang trại Nguyễn Hồ: Nơi nuôi dưỡng ước mơ làm giàu
  • Khẳng định “chỗ đứng” trong lòng khách hàng
  • Sứ Hải Dương trên đường tìm lại chính mình
  • Bước đi của DHG Pharma
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao