Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nhà đầu tư tin tưởng vào Việt Nam

Tổng Giám đốc Công ty Everpia (Hàn Quốc) - chuyên sản xuất chăn, ga, gối… tại Việt Nam Lee Jae Eun đã khẳng định như vậy với phóng viên Hànộimới. Everpia tiết lộ sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam trong năm nay. Ông cho biết:

 Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm qua đã tác động mạnh đến nền kinh tế Hàn Quốc. Điều này đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh của công ty tại Việt Nam. Song, về tổng thể hoạt động kinh doanh của chúng tôi vẫn đạt tăng trưởng tương đối tốt, bởi chúng tôi đoán trước được một số biến động có thể xảy ra. Chúng tôi đã tích trữ nguyên vật liệu từ 4 đến 6 tháng trước đó; dự trữ về ngoại tệ để tránh tác động do chênh lệch về tỷ giá hối đoái... Doanh thu trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái tăng 15% nhưng lợi nhuận tăng khoảng 40%.

 - Vì sao công ty chọn thời điểm này để "lên sàn"? 

 - Từ khi cổ phần hóa năm 2007, chúng tôi đã dự tính niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) vào đầu năm 2008. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm đó giảm mạnh, không thuận lợi cho hoạt động niêm yết, các bên tư vấn đều khuyên Everpia hoãn sang năm nay. Chúng tôi tin rằng, từ nay đến cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hồi phục mạnh, vì thế đây là thời điểm tốt nhất để Everpia xin niêm yết. Với Everpia Việt Nam, những khó khăn trên sàn chứng khoán là khôn lường nhưng chúng tôi đã chuẩn bị kỹ cho việc niêm yết này. Điều quan trọng là các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Tôi tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong vài năm tới. 

 - Vậy ông đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay?

 - So với thời điểm cách đây 5 năm, khi tôi lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Tôi cho rằng, khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra cũng là cơ hội tốt để đầu tư, vì chúng tôi có thể giảm được chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như đất đai, nhà xưởng, nhân công... Tôi rất hài lòng khi tiếp tục đầu tư tại Việt Nam.

(Theo Đình Hiệp // Hanoimoi Online)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • "Cạnh tranh sẽ giúp nhà bán lẻ trong nước mạnh hơn!"
  • Navibank muốn tạo khác biệt
  • Khám phá con đường kinh doanh mới
  • Cuộc “lội ngược dòng” của ACE Life
  • Ngành sản xuất xi măng vẫn còn nhiều cơ hội
  • Đầu tư vào chuỗi giá trị gia tăng
  • Audi tự tin trên thị trường Việt
  • Củng cố mục tiêu ngân hàng bán lẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao