Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Navibank muốn tạo khác biệt

Ông Nguyễn Vĩnh Thọ.

14 năm - một chặng đường không quá dài nhưng đủ để Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) có được chỗ đứng trên thị trường tài chính tiền tệ với mạng lưới 80 điểm giao dịch trên phạm vi cả nước và một danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng.TBKTSGđã trò chuyện với ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Chủ tịch HĐQT Navibank, về định hướng chiến lược của ngân hàng nhân kỷ niệm ngày thành lập (18-9-1995 - 18-9-2009).

TBKTSG: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, dưới sức ép cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, Navibank đã có những định hướng cơ bản gì?

-Ông Nguyễn Vĩnh Thọ:Không phải bây giờ mà trước khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, chúng tôi đã chủ động nghiên cứu, phân tích, lượng hóa năng lực cạnh tranh của Navibank trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với sự tư vấn của các chuyên gia về lĩnh vực chiến lược và chính sách kinh doanh. Kết quả nghiên cứu đó hoàn tòan phù hợp với mục tiêu chiến lược là trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực cũng như các chiến lược phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mà chúng tôi đang theo đuổi. Vấn đề còn lại là các chính sách kinh doanh phải phù hợp với môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược đã đề ra.

TBKTSG: Ông có đề cập đến chiến lược phát triển thị trường của Navibank, cụ thể là như thế nào?

 

- Với định hướng bán lẻ, chiến lược phát triển thị trường phải song hành cùng chiến lược phát triển sản phẩm. Bằng việc theo đuổi đồng thời hai chiến lược này, chúng tôi không chỉ muốn tạo dấu ấn thương hiệu bằng sự hiện diện rộng khắp trên phạm vi cả nước mà còn khẳng định thương hiệu bằng một danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lượng.

Theo đuổi chiến lược phát triển thị trường, tính đến nay, mạng lưới giao dịch của Navibank đã đạt 80 điểm trên phạm vi cả nước và dự kiến sẽ nâng lên 100 điểm giao dịch vào cuối năm 2009. Song song với quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống giao dịch truyền thống, chúng tôi cũng đã triển khai thành công hệ thống giao dịch hiện đại với sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ thông tin như Internet Banking, Mobile Banking, Phone Banking, hệ thống ATM, các dịch vụ về thẻ… Trong tương lai, hệ thống giao dịch hiện đại này sẽ là lựa chọn đầu tư mang tính chiến lược của Navibank.

TBKTSG: Còn chiến lược phát triển sản phẩm của Navibank thì sao?

- Với chiến lược phát triển sản phẩm, chúng tôi mong muốn khẳng định sự khác biệt về chất lượng dịch vụ tài chính do mình cung cấp bằng sự tiện ích, nhanh chóng, chính xác, an tòan và bảo mật cao. Ngày nay, yêu cầu của khách hàng không còn gói gọn trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính truyền thống mà đòi hỏi phải có các giải pháp tài chính hoàn hảo, phù hợp với từng nhu cầu cá biệt... Để đáp ứng được yêu cầu này, Navibank đã triển khai thành công hệ thống quản trị ngân hàng cốt lõi từ năm 2005. Dựa trên hệ thống đó, tòan bộ các mảng nghiệp vụ của ngân hàng đều được quản lý tự động, các giao dịch ngân hàng đều được xử lý tập trung thông qua hệ thống mạng trực tuyến.

TBKTSG: Ông nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ trong chiến lược kinh doanh, thế còn những yếu tố khác thì sao?

- Về cơ bản, các yếu tố đầu vào cần có của một doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, vốn và công nghệ. Cả ba yếu tố này đều có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau và đều có khả năng ảnh hưởng đến sự thành công đối với việc thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp. Do vậy, song hành với việc hoạch định chiến lược kinh doanh chung phải là việc hoạch định các chiến lược bộ phận như chiến lược về nhân sự, chiến lược về công nghệ và chiến lược về tài chính mà trong đó vốn điều lệ là một yếu tố cấu thành.

TBKTSG: Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang ráo riết chuẩn bị tăng vốn để đáp ứng những quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lộ trình này đã được Navibank thiết kế ra sao?

- Nằm trong chiến lược về tài chính, Hội đồng quản trị đã trình Đại hội đồng cổ đông Navibank thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ và kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong hai năm 2009 và 2010 với tỷ lệ thống nhất gần như tuyệt đối. Theo đó, vốn điều lệ của chúng tôi mỗi năm sẽ tăng thêm ít nhất 1.000 tỉ đồng để đạt số vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010. Đi kèm với lộ trình tăng vốn đó, chúng tôi đang xúc tiến các thủ tục pháp lý cần thiết để niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2009. Với phần vốn điều lệ tăng thêm này, chúng tôi sẽ đầu tư trụ sở làm việc, mở các điểm giao dịch, tiếp tục cải tiến hệ thống công nghệ ngân hàng… để hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường và phát triển sản phẩm của mình.

(Theo Khôi Nguyên // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Khám phá con đường kinh doanh mới
  • Cuộc “lội ngược dòng” của ACE Life
  • Ngành sản xuất xi măng vẫn còn nhiều cơ hội
  • Đầu tư vào chuỗi giá trị gia tăng
  • Audi tự tin trên thị trường Việt
  • Củng cố mục tiêu ngân hàng bán lẻ
  • Nếu chú tâm, doanh nghiệp sẽ làm được
  • Kinh nghiệm không quá quan trọng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao